main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 06 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hi...

06 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả

Ngoài việc giúp trẻ mầm non phát triển tri thức, giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cũng được rất nhiều các bậc phụ huynh quan tâm bởi tầm quan trọng của nó. Dưới đây là 06 phương pháp giúp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả, hãy cùng VAS tìm hiểu nhé.

1. Thế nào là giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non?

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là hướng dẫn trẻ cách phân biệt từng loại cảm xúc và có cách ứng xử phù hợp với các nhóm cảm xúc tiêu cực cũng như tích cực.

Hiện nay, cảm xúc con người đã được nhà Tâm lý học - Paul Ekman chia thành 13 loại cảm xúc sau đây:

- Hạnh phúc

- Buồn

- Sợ hãi

- Ghê tởm

- Tức giận

- Ngạc nhiên

- Phấn khích

- Bối rối

- Khinh miệt

- Xấu hổ

- Hài lòng

- Vui vẻ

- Tự hào

Những loại cảm xúc này là cách mà não bộ phản ứng một cách tự nhiên, giúp cơ thể và tâm trí lựa chọn hành động phù hợp để biểu thị điều gì đó ra bên ngoài. Do đó, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là giúp trẻ học cách quản lý các nhóm cảm xúc này.

2. Vai trò của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng nhất, do đó việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non góp phần to lớn trong sự phát triển toàn diện của trẻ như:

- Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp trẻ nhận biết và định hình cảm xúc: trong độ tuổi này, trẻ thường chưa biết cách diễn đạt cảm xúc của mình, nên việc hướng dẫn trẻ gọi tên và quản lý cảm xúc là rất quan trọng.

- Giáo dục cảm xúc giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội: trẻ mầm non thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và tương tác với người khác. Qua việc giáo dục cảm xúc, trẻ được học cách lắng nghe và thể hiện tình cảm của mình một cách tốt hơn. Đồng thời, trẻ cũng học cách chia sẻ, hợp tác và xây dựng quan hệ tốt với bạn bè và người lớn xung quanh.

- Giáo dục cảm xúc giúp trẻ phát triển khả năng tự tin: khi trẻ được khuyến khích và hỗ trợ trong việc tự biểu đạt và chia sẻ cảm xúc của mình, trẻ sẽ tự tin hơn và nhìn nhận bản thân mình một cách tích cực. Điều này giúp trẻ xây dựng lòng tự trọng và sự yêu thương bản thân, từ đó phát triển một cách toàn diện về mặt tâm lý và tình cảm.

- Tập trung trong giờ học: khả năng quản lý cảm xúc giúp trẻ tập trung hơn trong giờ học và làm bài tập hiệu quả hơn.

- Xây dựng các mối quan hệ xung quanh: quản lý cảm xúc tốt giúp trẻ biết lắng nghe và chia sẻ, từ đó phát triển kỹ năng giao tiếp, sự đồng cảm và mở rộng thêm nhiều mối quan hệ xung quanh trẻ.

Mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng nhất

Mầm non là giai đoạn đầu đời quan trọng nhất

3. Những thuận lợi và thách thức khi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Thuận lợi:

- Được sự quan tâm của ngành giáo dục: giáo viên được cung cấp tài liệu hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn.

- Nhiều trường còn tổ chức các khóa đào tạo chuyên môn, các cuộc thi dành riêng cho giáo viên để học tập và rút kinh nghiệm trong việc giáo dục cảm xúc cho trẻ.

- Nhà trường đầu tư cơ sở vật chất tốt, giúp trẻ được giáo dưỡng cảm xúc trong môi trường an toàn và hiệu quả

- Phụ huynh phối hợp chặt chẽ với giáo viên và nhà trường.

Thách thức: tuy giáo dục cảm xúc cho trẻ được chú trọng trong những năm gần đây nhưng vẫn còn nhiều khó khăn mà ngành giáo dục phải đối mặt như:

- Nhiều trẻ còn hạn chế trong việc phát triển tình cảm, chưa thể tự kiểm soát cảm xúc nên dẫn đến những hành động chưa đúng.

- Sự phát triển không đồng đều ở trẻ, khiến những trẻ nhút nhát chưa theo kịp các trẻ khác trong vấn đề quản lý cảm xúc.

- Các giáo viên chưa có các phương pháp phù hợp với tâm lý từng trẻ.

- Nhiều phụ huynh không có thời gian dành cho con nên giao phó trách nhiệm hoàn toàn cho giáo viên và nhà trường.

- Nhiều trường chưa đủ trang thiết bị, đồ chơi để tạo môi trường cho trẻ phát triển tình cảm xã hội.

>>> Xem thêm: Top 15 các kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non

4. Top 06 phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

4.1. Lựa chọn giáo trình phù hợp

Giáo trình, đồ chơi, chủ đề phù hợp là những yếu tố quan trọng cần chuẩn bị trước khi bắt đầu giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Để không bị chồng chéo các trò chơi gây “choáng ngợp” cho trẻ, nhà trường cần quán triệt giáo trình mầm non trước khi áp dụng thực tiễn, lồng ghép các trò chơi phù hợp để trẻ phát triển tình cảm xã hội đúng cách. Bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy hào hứng với tiết học và hăng hái tham gia các hoạt động của giáo viên đề ra.

Dụng cụ học tập hay các loại đồ chơi cho trẻ cũng góp phần trong việc giúp trẻ khám phá cảm xúc. Do đó, các đồ dùng cho trẻ cũng phải có tính thẩm mỹ và an toàn để trẻ quan sát và trải nghiệm. Đồng thời, các đồ dùng này phải phù hợp với nội dung bài học từ đơn giản đến phức tạp, giúp trẻ tăng nhận thức.

Một số đồ dùng học tập phù hợp cho trẻ mầm non như:

- Đồ chơi mềm, an toàn, có tạo hình nhân vật trong những câu chuyện

- Tranh tô màu

- Hình ảnh, video chứa đựng cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non

4.2. Xây dựng môi trường học tập tích cực cho trẻ

Môi trường học tập tốt là yếu tố khuyến khích trẻ yêu thích việc đến trường cũng như phát triển sự sáng tạo và trí tưởng tượng của các em. Bên cạnh đó, môi trường tốt còn giúp trẻ phát triển tình cảm xã hội tốt hơn. Do đó, việc trang trí lớp học và trang bị các dụng cụ học tập, vui chơi ở trường, lớp để trẻ có nhiều chủ đề khám phá và nghiên cứu là những hoạt động không thể thiếu góp phần giúp trẻ phát triển.

Môi trường học tập tốt là yếu tố khuyến khích trẻ yêu thích việc đến trường

Môi trường học tập tốt là yếu tố khuyến khích trẻ yêu thích việc đến trường

Có thể ứng dụng một số cách sau để xây dựng trường học tích cực cho trẻ:

- Dán nhiều hình ảnh, ảnh chụp trang trí lên tường lớp học hoặc góc tường chung về các hoạt động của trường lớp, các nhân vật hoạt hình, trong truyện cổ tích mà trẻ yêu thích để kích thích cảm xúc trong trẻ.

- Tổ chức các trò chơi vẽ tranh với khuôn mặt các nhân vật được để trống để trẻ tự do sáng tạo, thể hiện tình cảm thông qua tạo hình gương mặt nhân vật trong tranh.

- Khuyến khích trẻ kể chuyện trong giờ học hoặc giáo viên kể những câu chuyện nhẹ nhàng mang tính giáo dục cảm xúc cao cho trẻ.

Với một số gợi ý trên kết hợp với môi trường thân thiện, giàu tình yêu thương giữa thầy và trò, giữa trẻ và bạn bè cũng như trường lớp sẽ giúp tâm lý trẻ được thoải mái, dễ chịu. Các em sẽ cởi mở và sẵn sàng chia sẻ cảm xúc của mình nhiều hơn.

>>> Xem thêm: Khám phá 4 phương pháp - 3 nguyên tắc khi giáo dục cảm xúc cho các em nhỏ

4.3. Xây dựng tình huống giáo dục cảm xúc cho trẻ

Xây dựng tình huống là cách giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non nhanh nhất. Dưới đây là một vài gợi ý về các tình huống có thể áp dụng cho trẻ:

- Cho trẻ món đồ chơi mà trẻ yêu thích nhất để gợi cảm giác vui vẻ cho các em.

- Khi trẻ đánh nhau với bạn, giáo viên nên hỏi nguyên nhân và giải thích nhẹ nhàng với từng trẻ để giảng hòa, tạo sự đồng cảm cho trẻ. Đồng thời, dạy trẻ cách xin lỗi khi làm sai để trẻ học cách chịu trách nhiệm trước những lỗi lầm của bản thân.

- Cho trẻ trải nghiệm hóa thân làm nhiều nhân vật cổ tích khác nhau để trẻ có cơ hội trải nghiệm các cảm xúc như: buồn bã, vui vẻ, ganh tị, biết ơn… thông qua các trò chơi này trẻ sẽ biết quan tâm và đồng cảm với những người khác nhau.

- Tạo ra những tình huống như: cho trẻ đóng vai ba mẹ để chăm sóc trẻ nhỏ, tổ chức buổi tiệc sinh nhật giả để xem cách trẻ ứng xử…

Thông qua vô số các tình huống được xây dựng như trên, trẻ sẽ có cơ hội va chạm và bộc lộ cảm xúc của bản thân cũng như học cách ứng xử qua từng tình huống cụ thể.

4.4. Lồng ghép nhiều câu chuyện

Các câu chuyện khi đưa vào chương trình học cho trẻ phải đảm bảo các tiêu chí như:

- Phù hợp với độ tuổi của trẻ.

- Nội dung trong sáng và gần gũi.

- Câu chuyện có các đoạn kịch tính thu hút, đưa trẻ qua từng cung bậc cảm xúc và có kết thúc đẹp.

Sau mỗi câu chuyện, giáo viên hoặc phụ huynh nên hỏi về cảm nhận của trẻ, đồng thời:

- Tạo điều kiện cho trẻ tương tác với bạn bè thông qua câu chuyện vừa kể.

- Tổ chức các trò chơi nhóm để giáo dục cảm xúc cho trẻ dựa trên câu chuyện kể.

- Trò chuyện, giải thích các tình tiết trong câu chuyện giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn về nội tâm các nhân vật.

4.5. Phối hợp nhà trường và phụ huynh

Nhà trường và phụ huynh cần phối hợp chặt chẽ để theo dõi quá trình phát triển của trẻ mầm non, sau mỗi buổi học, phụ huynh có thể trao đổi thêm với giáo viên để biết về việc giáo dục cảm xúc cho con mình.

Ngoài ra, nhà trường cũng nên thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, hội thảo để ba mẹ nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đúng cách tại nhà, đồng thời việc giáo dục phải xuất phát từ tình yêu thương và ba mẹ phải trở thành tấm gương tốt cho các con.

5. VAS - môi trường giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non chuẩn quốc tế

Trường quốc tế Việt Úc - VAS là môi trường giúp trẻ mầm non phát triển toàn diện cả về cảm xúc lẫn tinh thần và kiến thức.

Chương trình mầm non cho trẻ được thiết kế theo chuẩn giáo dục quốc gia (MOET) kết hợp với chương trình Tiền tiểu học Anh Quốc (Early Years Foundation Stage), trẻ mầm non tại VAS được chú trọng phát triển 4 kỹ năng quan trọng:

- Phát triển thể chất: vận động ngoài trời và trong nhà giúp trẻ rèn luyện sức khỏe và vận động tinh thần.

- Phát triển tinh thần: thông qua các hoạt động học tập giúp trẻ khám phá và chinh phục nhiều cung bậc cảm xúc và biết quan tâm người khác.

- Phát triển các kỹ năng sống: thông qua các cuộc thi văn nghệ, thể thao, trẻ được phát triển các kỹ năng và rèn luyện được khả năng tương tác làm việc nhóm.

- Phát triển tư duy: trẻ mầm non tiếp xúc các khái niệm về Toán, ICT, Khoa học… dưới hình thức trò chơi tương tác để khơi gợi sự thích thú khám phá, tò mò trong học tập.

Trẻ mầm non tại VAS được chú trọng phát triển 4 kỹ năng quan trọng

Trẻ mầm non tại VAS được chú trọng phát triển 4 kỹ năng quan trọng

Ngoài các giờ học trên lớp, VAS còn xây dựng nhiều câu lạc bộ sau giờ học để trẻ có điều kiện phát triển toàn diện như:

- Thiết kế & Mĩ Thuật

- Múa Ba-lê

- Bóng rổ

- Cờ vua

- Bóng đá và Thể thao tổng hợp

- Khám phá ẩm thực & Nấu ăn

- Lập trình

- Khám phá m nhạc

- Nhảy hiện đại, Nhảy K-Pop

- Đàn Keyboard, Đàn Ukulele

- Lắp ráp Robot

- Bóng bàn

- Võ tự vệ.

Đây không chỉ là sân chơi cho trẻ sau giờ học mà còn là cơ hội để các em trải nghiệm và lựa chọn hoạt động phù hợp với sở thích, đam mê cá nhân.

Nhiều câu lạc bộ sau giờ học được VAS mở rộng cho trẻ phát triển toàn diện

Nhiều câu lạc bộ sau giờ học được VAS mở rộng cho trẻ phát triển toàn diện

Ngoài câu lạc bộ sau giờ học, VAS còn triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa thú vị dành cho trẻ mầm non và học sinh các cấp như:

- VAS Talks

- VAS Olympic

- VAS’s Got Talent

- VAS Summer Camp

Với môi trường học tập lành mạnh cùng các hoạt động giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non phù hợp, VAS xứng đáng là nơi để phụ huynh tin tưởng và gửi gắm trẻ mầm non theo học. Nếu Quý phụ huynh mong muốn tìm hiểu thêm về trường quốc tế Việt Úc (VAS) hãy truy cập tại: www.vas.edu.vn hoặc hotline 0911267755.

>>> Có thể bạn đang quan tâm:

Chi tiết bảng học phí trường quốc tế song ngữ VAS 2024 - 2025

Giáo dục giới tính là gì? Vì sao nên cần giáo dục về giới tính cho trẻ theo từng độ tuổi

Bài viết liên quan