14 điều học sinh cần biết trước khi vào học cấp 3
-
Tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
- 1.1 Đối tượng nào được dự thi vào lớp 10?
- 1.2 Các hình thức tuyển sinh vào lớp 10 hiện nay
- 1.3 Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển vào lớp 10
- 1.4 Thời gian công bố môn thi
- 1.5 Thời gian công bố điểm chuẩn và cách tính điểm của Sở GD&ĐT
- 1.6 Cách tính điểm xét tuyển của trường THPT Chuyên và Không chuyên
- 1.7 Trường hợp phúc khảo bài thi
-
Top 14 điều bạn cần chuẩn bị gì khi lên lớp 10?
- 2.1 Chuẩn bị hồ sơ nhập học cấp 3
- 2.2 Tham khảo chương trình học lớp 10 của trường
- 2.3 Làm quen với môi trường mới
- 2.4 Tìm tòi những phương pháp học đúng đắn, khoa học, sáng tạo
- 2.5 Tập trung nghe giảng
- 2.6 Học từ cơ bản đến nâng cao
- 2.7 Giữ thái độ tích cực trong học tập
- 2.8 Lập kế hoạch cân bằng giữa học hành và vui chơi
- 2.9 Lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
- 2.10 Tham gia hoạt động ngoại khóa của trường lớp
- 2.11 Học cách ngừng so sánh
- 2.12 Thường xuyên học hỏi từ người xung quanh
- 2.13 Chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng
- 2.14 Định hướng nghề nghiệp, khối thi ở cấp THPT
- Vì sao nên lựa chọn hệ thống các trường THPT quốc tế song ngữ tại tphcm trực thuộc VAS?
1. Tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10
Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 được diễn ra hàng năm để học sinh ứng tuyển vào các trường công lập. Để tham gia kỳ thi này, các em cần đảm bảo các điều kiện sau đây:
1.1. Đối tượng nào được dự thi vào lớp 10?
- Học sinh đã tốt nghiệp Trung học cơ sở (THCS) theo chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên của Bộ GD&ĐT.
- Học sinh đủ 15 tuổi.
- Đối với học sinh học vượt lớp ở các cấp học trước, căn cứ vào tuổi năm tốt nghiệp THCS mà sẽ có sự điều chỉnh giảm độ tuổi khi vào lớp 10.
- Đối với học sinh học có độ tuổi cao hơn độ tuổi quy định, căn cứ vào tuổi năm tốt nghiệp THCS mà sẽ có sự điều chỉnh tăng độ tuổi khi vào lớp 10.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số, khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn hoặc du học sinh sẽ có thể thi vào lớp 10 cao hơn 03 tuổi so với quy định.
1.2. Các hình thức tuyển sinh vào lớp 10 hiện nay
1.2.1. Hình thức thi tuyển
Thường được áp dụng cho các điểm trường công lập với điều kiện và phương thức như sau:
- Học sinh tham gia thi tuyển trong độ tuổi từ 15 - 15 tuổi và đã tốt nghiệp THCS.
- Thí sinh sẽ phải thi các môn:
+ Toán và Ngữ Văn: thời gian làm bài 120 phút
+ Anh văn: thời gian làm bài 60 phút
1.2.2. Hình thức xét tuyển
Thường được áp dụng cho các điểm trường dân lập với điều kiện và phương thức như sau:
- Xét tuyển dựa vào điểm TB cả năm lớp 9 của 03 môn : Toán, Văn, Anh.
- Xét tuyển dựa vào điểm TB cả năm lớp 9 của 03 môn Toán, Văn, Anh kết hợp với điểm TB môn cả năm lớp 9.
- Xét tuyển dựa vào điểm TB năm lớp 6, lớp 7, lớp 8, lớp 9 của 03 môn Toán, Văn, Anh.
- Xét tuyển dựa vào điểm TB của 04 năm học THCS (lớp 6 - lớp 7 - lớp 8 - lớp 9).
Mỗi năm vào tháng 3 - 6 là rộn ràng chương trình tuyển sinh THPT
1.3. Chuẩn bị hồ sơ dự tuyển vào lớp 10
Hồ sơ dự tuyển vào lớp 10 đòi hỏi học sinh cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Phiếu đăng ký dự thi lớp 10 năm 2022 - 2023 (theo mẫu của trường).
- Bản sao giấy khai sinh hợp lệ.
- Bảng chính học bạ.
- Phiếu báo điểm tuyển sinh có ghi 3 nguyện vọng.
- Phiếu báo thi lớp 10 có dán ảnh 3x4 vá có dấu giáp lai của cơ sở giáo dục.
- Bằng tốt nghiệp THCS hoặc bổ túc THCS, hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp THCS tạm thời do cơ sở giáo dục cấp.
- Giấy xác nhận học sinh được hưởng chính sách ưu tiên, giấy xác nhận học vượt lớp hoặc học muộn so với quy định do cơ quan có thẩm quyền cung cấp.
- Thí sinh tự do phải được chính quyền cấp xã, phường xác nhận không trong thời gian thi hành án phạt tù hoặc bị hạn chế quyền công dân.
1.4. Thời gian công bố môn thi
- Vào tháng 3 hàng năm, bộ GD&ĐT sẽ co văn bản đến các tỉnh, thành phố công bố môn thi chính thức trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
- Học sinh sẽ có 03 tháng ôn tập trước khi chính thức bước vào kỳ thi diễn ra vào tháng 06 hàng năm
1.5. Thời gian công bố điểm chuẩn và cách tính điểm của Sở GD&ĐT
Sau 2 tuần kể từ kỳ thi tuyển sinh được diễn ra, Sở GD&ĐT tại các tỉnh, thành phố sẽ họp để xét điểm và công bố điểm chuẩn vào khối 10 của các trường THPT chuyên và không chuyên.
Nguyên tắc để xét điểm chuẩn của Sờ là xét điểm thi từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu số lượng học sinh mà mỗi trường để ra.
Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 sẽ xét tiếp đến nguyện vọng 2 với điều kiện phải có điểm thi cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất là 1 điểm. Tuy nhiên, nếu thí sinh không trúng tuyển cả 2 nguyện vọng sẽ tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 nhưng điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển nguyện vọng 1 của trường ít nhất là 2 điểm.
1.6. Cách tính điểm xét tuyển của trường THPT Chuyên và Không chuyên
1.6.1. Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 của trường THPT không chuyên
Điểm xét tuyển = (Điểm Toán + Điểm Văn) x 2 + Điểm tiếng Anh + Điểm thi môn thứ tư + Điểm ưu tiên
Trong đó:
- Thang điểm 10 sẽ được tính cho các môn Toán, Anh, Văn và môn thi thứ tư.
- Điểm ưu tiên phải căn cứ vào quy chế tuyển sinh, nếu có nhiều điều kiện ưu tiên sẽ lấy mức ưu tiên cao nhất để tính điểm
- Thí sinh phải hoàn thành đầy đủ bài thi theo quy định, không vi phạm quy chế thi đến mức cấm thi hoặc bị điểm liệt thì sẽ được tham gia xét tuyển vào trường theo hình thức xét điểm từ cao xuống thấp cho đến trường đủ chỉ tiêu.
1.6.2. Cách tính điểm xét tuyển vào lớp 10 của trường THPT chuyên
Đối với vòng thi Sơ tuyển:
Điểm sơ tuyển = Điểm thi học sinh giỏi, tài năng + Điểm xếp loại học lực 4 năm cấp THCS + Điểm kết quả tốt nghiệp THCS
Trong đó:
Điểm thi học sinh giỏi, tài năng (trong phạm vi tỉnh, thành phố, quốc gia, khu vực và quốc tế) được quy đổi như sau:
- Giải Nhất đạt 5,0 điểm
- Giải Nhì đạt 4,0 điểm
- Giải Ba đạt 3,0 điểm
- Giải Khuyến khích đạt 2,0 điểm
Điểm xếp loại học lực 4 năm THCS với các mức quy đổi như:
- Học lực giỏi được 3,0 điểm
- Học lực khá được 2,0 điểm
Điểm kết quả tốt nghiệp THCS được quy đổi như sau:
- Tốt nghiệp loại giỏi tương đương 3,0 điểm
- Tốt nghiệp loại khá tương đương 2,0 điểm.
Đối với vòng Thi tuyển
- Học sinh đạt từ 10 điểm trở lên trong vòng sơ tuyển mới được tiếp tục tham gia vòng thi tuyển.
- Điểm xét tuyển = Tổng điểm các bài thi không chuyên (hệ số 1) + Điểm bài thi chuyên (hệ số 2).
Trong đó:
- Điểm tất cả các môn thi tính theo thang điểm 10.
- Chỉ xét tuyển học sinh đăng ký xét tuyển vào trường, điểm xét tuyển lấy từ cao xuống thấp đến khi hết chỉ tiêu.
- Chỉ xét tuyển đối với học sinh có đủ các bài thi theo quy định, không vi phạm Quy chế thi đến mức hủy kết quả bài thi, các bài thi đều đạt điểm lớn hơn 2,0.
Vượt qua vòng sơ tuyển, các bạn sẽ đến vòng thi tuyển
1.7. Trường hợp phúc khảo bài thi
Đối với trường hợp thí sinh có nguyện vọng phúc khảo bài thi, cần làm hồ sơ phúc khảo để đề nghị hội đồng chấm thi kiểm tra lại kết quả lần nữa. Hồ sơ phúc khảo sẽ nộp tại trường THPT mà thí sinh đã đăng ký dự tuyển. Thời hạn nộp đơn không quá 3 ngày kể từ ngày công bố kết quả chính thức. Điểm số sau khi phúc khảo sẽ được cập nhật lại trên hệ thống, thi sinh cần đến trường đăng ký dự tuyển để nhận phiếu điểm mới.
>>> Xem thêm: Danh sách các trường THPT quốc tế chất lượng nhất tại TP.HCM
2. Top 14 điều bạn cần chuẩn bị gì khi lên lớp 10?
Sau khi trải qua kỳ thi tuyển sinh vào l0 và nắm chắc kết quả trúng tuyển, chắc hẳn sẽ có nhiều học sinh háo hức xen lẫn cảm giác hồi hộp khi năm học mới sắp bắt đầu. Dưới đây là những điều cần biết khi lên cấp 3 (THPT), hãy lưu lại để chuẩn bị cho mình một khởi đầu thuận lợi nhé.
2.1. Chuẩn bị hồ sơ nhập học cấp 3
Khi nhận giấy báo trúng tuyển vào THPT, đầu tiên các em cần chuẩn bị cho mình những giấy tờ cần thiết để nhập học. Thông thường, hồ sơ sẽ bao gồm:
- Giấy khai sinh bản sao hợp lệ
- Học bạ THCS
- Bằng tốt nghiệp THCS
- Giấy báo trúng tuyển vào lớp 10
- Ngoài ra, một lưu ý nhỏ cho các bạn học sinh khi làm thủ tục nhập học cần nộp hồ sơ sớm, điền đầy đủ thông tin chi tiết và cẩn thận.
- Tránh tình trạng nộp hồ sơ quá hạn sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của các em.
2.2. Tham khảo chương trình học lớp 10 của trường
Khi lên lớp 10, lượng kiến thức sẽ nhiều hơn các cấp học dưới vì đây là giai đoạn học sinh phải chuẩn bị cho những dự định tương lai như: thi tuyển vào Đại Học, định hướng nghề nghiệp hay thậm chí là du học,... Do đó, để chuẩn bị tốt cho chặn đường này, ngay từ khi bước chân vào lớp 10, các bạn cần tìm hiểu về từng nội dung trong chương trình học để dễ dàng hòa nhập, thích nghi với phương pháp và cách giảng dạy của thầy cô cấp 3. Đặc biệt, trong môi trường THPT học sinh sẽ được tiếp cận các phương pháp thực hành nhiều hơn là lý thuyết.
2.3. Làm quen với môi trường mới
Dù là bao nhiêu tuổi thì cảm giác bỡ ngỡ, hồi hộp khi bước vào một môi trường mới, lớp học mới là đều là những điều không thể tránh khỏi. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế tự tin để làm quen và giao lưu với thầy cô, bạn bè mới để học hỏi nhiều điều hơn sau này. Sự tự tin, khiêm nhường và tôn trọng mọi người sẽ giúp bạn và thầy cô, bạn bè gắn bó lâu dài.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian tìm hiểu về ngôi trường mà mà chuẩn bị học bằng cách truy cập vào website hoặc fanpage của trường, xem tin tức, hình ảnh, hoạt động cũng như cập nhật kịp thời ngày nhập học, làm thủ tục, đồng phục, v.v…
Học sinh làm quen với môi trường mới
2.4. Tìm tòi những phương pháp học đúng đắn, khoa học, sáng tạo
Để học tốt cấp 3, học sinh nên tham gia nhiều hoạt động học tập bổ ích do trường lớp tổ chức để giúp bạn vừa giao lưu học hỏi, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, kiến thức để từ đó tạo dựng cho mình một nền tảng kiến thức, sáng tạo phương pháp học tập phù hợp cho bản thân để chuẩn bị cho một năm học thành công nhất. Bên cạnh đó các bạn có thể tích lũy kiến thức bằng cách tham khảo tài liệu, sách báo khác nhau để có vốn kiến thức học tập tốt.
2.5. Tập trung nghe giảng
Muốn học tập tốt, bạn đừng mãi ghi chép vì lượng kiến thức dễ lưu trữ nhất trong não bộ là lúc bạn tập trung nghe giảng. Chỉ có nghe hiểu bạn sẽ biết cách ghi chép lại vào vở, từ đó đảm bảo lượng kiến thức đã được thẩm thấu trong bạn. Bằng cách này, bạn sẽ không mất nhiều thời gian để học bài, nếu có quên kiến thức chỉ cần nhìn vào vở là nhanh chóng nhớ được kiến thức mà bạn đã tiếp thu. Điều này rất khác so với việc bạn ghi chép xuống nhưng lại không để tâm nghe giảng.
2.6. Học từ cơ bản đến nâng cao
Bất kể làm điều gì, chúng ta luôn đi từ nền tảng cơ bản đến nâng cao, học tập cũng không ngoại lệ. Hãy dành thời gian học thật kỹ càng những kiến thức cơ bản, tránh đốt cháy giai đoạn khi bạn chưa nắm vững kiến thức cũ. Việc học vẹt ở cấp 3 sẽ là rào cản khiến các bạn khó học tiếp được lên những lớp cao hơn do lượng kiến thức ngày một nâng cao và khó hơn.
2.7. Giữ thái độ tích cực trong học tập
Tâm trạng thoải mái sẽ giúp bạn tiếp thu kiến thức tốt hơn, vì vậy bạn cần chuẩn bị cho mình một thái độ học tập tích cực, trang bị cho mình những kỹ năng mềm như: giao tiếp, thuyết trình trước đám đông, tư duy logic,... sẽ giúp bạn dễ dàng có được điểm cao trong các môn học. Điều này sẽ giữ cho tâm trạng bạn luôn thoải mái và việc học cũng trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.
2.8. Lập kế hoạch cân bằng giữa học hành và vui chơi
Một trong những điều cần biết khi lên cấp 3 là ngoài việc học hành chắc hẳn không thể thiếu việc giải trí cùng bạn bè, do đó, lập kế hoạch để cân bằng giữa học hành và vui chơi sẽ giúp các em dễ dàng kiểm soát quỹ thời gian của mìn. Để lập kế hoạch cho bản thân, học sinh có thể thực hiện những phương pháp sau:
Sử dụng phương pháp WOOP:
WOOP là viết tắt của Wish (mong muốn) - Outcome (kết quả) - Obstacle (trở ngại) - Plan (kế hoạch). Đây là phương pháp dễ thực hiện và rất thực tế đã được nghiên cứu, chứng minh bởi Gs. Tiến sĩ Grabiele Oettingen thuộc ĐH New York. Để sử dụng phương pháp này, học sinh cần đặt mục tiêu cho mình và tưởng tượng mình đã đạt được mục tiêu đó, suy nghĩ về những trở ngại có thể xảy ra và lên kế hoạch “gỡ rối”.
Học sinh tại VAS được cân bằng giữa học và giải trí
Bước 1 - Mục tiêu mong muốn - WISH: hãy nghĩ về năm học sắp tới và mục tiêu lớn nhất các em muốn đạt được là gì? Mong muốn đó cần có tính cụ thể và thách thức đủ để lập mô hình SMART:
+ Specific (cụ thể)
+ Manageable (có thể đo lường được)
+Attainable (có khả năng đạt được)
+Relevant (phù hợp với bản thân)
+Time Sensitive (phù hợp với thời gian cho phép)
VD: chinh phục 1 bài thi thử IELTS, nâng điểm trung bình (GPA) lên 3.0 trước thi cuối kì, đọc 3 quyển sách trong một tháng,...
Bước 2 - kết quả (outcome): sau khi thiết lập được mục tiêu, bạn hãy tưởng tượng nếu đạt được mục tiêu đó bạn sẽ tiến bộ ra sao? Nhận được kết quá như thế nào? Học hỏi được điều gì? Gói gọn những điều bạn tưởng tượng về sự thành công trong 3 - 6 từ và luôn ghi nhớ trong đầu.
VD: “Nếu đạt điểm GPA cao mình sẽ không còn tự ti về bản thân và có thể ứng tuyển vào các trường ĐH hàng đầu”.
Bước 3 - trở ngại (obstacle): hãy tưởng tượng những trở ngại về mặt tinh thần có thể xảy ra khiến bạn không thể hoàn thành được mục tiêu đó. Tại sao lại là trở ngại về mặt tinh thần? Vì những trở ngại do yếu tố bên ngoài tác động thường khó có thể thay đổi nhưng chúng ta lại dễ dàng hơn khi thay đổi yếu tố bên trong là thái độ của mình.
VD: mãi tập trung Facebook nên mình chưa đọc được trang sách nào cả.
Bước 4 - kế hoạch (plan): Khi đã xác định được những trở ngại về mặt tinh thần, bây giờ là lúc bạn lên kế hoạch để vượt qua trở ngại đó và tiến gần hơn đến mục tiêu của bản thân. Bạn có thể áp dụng công thức sau:
Nếu/ khi ….. (gặp trở ngại).... thì mình sẽ (hành động vượt qua trở ngại)
VD: nếu mình bị xao nhãng trong lúc làm bài tập, thì mình sẽ tắt hết Facebook, Tiktok để tập trung trở lại.
Sử dụng một cuốn sổ tay hoặc lịch lớn để ghi chú thời gian biểu hay các cột mốc quan trọng như: deadline nộp bài tập, ngày nào nộp bài thuyết trình trên lớp,... Mẹo dành cho các bạn sử dụng thời gian biểu hiệu quả là hãy chia nhỏ thời gian để hoàn thành các nhiệm vụ thay vì dành thời gian vài tiếng đồng hồ. Việc chia nhỏ thời gian sẽ giúp các em có động lực học hơn, không phải ngồi quá lâu trên bàn học.
Thiết lập thời gian vui chơi với bạn bè: ngoài việc học, bạn cũng nên dành thời gian riêng cho bản thân để nghỉ ngơi, thư giãn. Không nên tạo áp lực cho bản thân bằng cách học tập chiếm trọn hết thời gian trong ngày. Việc cân bằng giữa học và giải trí sẽ giúp học sinh tăng khả năng tiếp thu nhiều hơn và tâm trạng lạc quan, thoải mái hơn.
2.9. Lập sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức
Sơ đồ tư duy là phương pháp học tập không thể thiếu vì nó sẽ theo học sinh đến những bậc học cao hơn nữa. Hệ thống kiến thức một cách trực quan, sinh động, giúp các em dễ dàng ghi nhớ và lưu trữ những gì được học một cách hiệu quả. Để vẽ sơ đồ tư duy, đòi hỏi học sinh cần nắm vững kiến thức trọng yếu, do đó việc vẽ sơ đồ còn là cách giúp học sinh ôn lại kiến thức đã học mà không phải viết chữ quá nhiều.
Sơ đồ tư duy giúp các em dễ dàng tổng hợp kiến thức
2.10. Tham gia hoạt động ngoại khóa của trường lớp
Học sinh cấp 3 sẽ có cơ hội tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn so với THCS. Đây là cơ hội để cac1em giao lưu học hỏi, mở rộng kiến thức và khám phá bản thân mình thích gì, có năng khiếu gì. Do đó, đừng ngần ngại thử những điều mới mẻ như tham gia câu lạc bộ, ban nhạc, nhóm kịch nghệ, một môn thể thao hay hoạt động tình nguyện.
Theo thống kê của các trường, những em học sinh thường xuyên hòa mình vào các hoạt động ngoại khóa song song với việc học hành có tỷ lệ thành công khi ra trường cao hơn hẳn vì các em biết cách kết nối, cho đi những điều mình có, trở thành một công dân tích cực trong xã hội. Khi tham gia hoạt động ngoại khóa còn là cách giúp các em có những kỉ niệm đẹp trong đời học sinh của mình và những kỹ năng học được còn là hành trang mang theo sau này ở các bậc học cao hơn.
2.11. Học cách ngừng so sánh
Khi ở trong một tập thể lớp, sẽ có đôi lần bạn thấy mình làm chưa tốt trong khi các bạn khác đều làm tốt hoặc ngược lại. Tuy nhiên, các bạn cần biết rằng mỗi người sẽ có những thế mạnh, kiến thức và nhân sinh quan khác nhau, việc thường xuyên so sánh điểm yếu của bản thân với điểm mạnh người khác hay ngược lại sẽ không giúp chúng ta tiến bộ hơn. Thay vào đó, hãy dùng thời gian rèn luyện bản thân ở những môn học mà mình chưa tốt bằng cách học thêm, hỏi bạn bè xung quanh. Buông bỏ việc so sánh bản thân với người khác sẽ giúp các bạn thoát khỏi mặc cảm tự ti hay mất thời gian suy nghĩ về người khác trong khi điều cần thay đổi luôn nằm ở chính các bạn.
2.12. Thường xuyên học hỏi từ người xung quanh
Giai đoạn cấp 3, thường là lúc các em tập trở thành người lớn với những quyết định độc lập và cho đó là sự trưởng thành. Nhưng một người trưởng thành thực sự sẽ là người luôn biết cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến đa chiều để từ đó chắc lọc, so sánh với ý kiến bản thân để đưa ra quyết định sau cùng. Do đó, đừng ngại hỏi ý kiến người khác nhất là thầy cô, bạn bè và những người xung quanh là các nguồn tài nguyên xung quanh bạn. Thường xuyên hỏi han, chia sẻ kiến thức cho nhau còn là cách giúp bạn mở rộng, xây dựng tình bạn và các mối quan hệ vững bền.
2.13. Chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng
Các kỳ thi tiếng Anh như: TOEIC, IELTS, SAT, ATC hay TOEFL, v.v… là những chứng chỉ rất quan trọng để giúp học sinh vào đại học hoặc đi du học. Hơn nữa, đó còn là điểm cộng không thể thiếu giúp các em được tuyển thẳng đối với các trường ĐH trong nước. Vì vậy, ngay từ khi bước vào cánh cổng cấp 3, học sinh nên tìm hiểu và dành thời gian chuẩn bị cho những kỳ thi chuẩn hóa này càng sớm càng tốt. Thư viện trường hoặc kho tài liệu trên internet cho từng chứng chỉ thường không thiếu, các đề thi qua từng năm đều được lưu trữ ở những nguồn này.
Các bạn hãy bắt đầu ôn luyện từ vựng, ngữ pháp, các kỹ năng nghe - nói - đọc - viết, các tips để thi thật tốt và bắt đầu giải thử đề thi của những năm trước để rút kinh nghiệm cho bản thân, bổ sung những kỹ năng mà mình còn khuyết thiếu. Ôn luyện càng kỹ sẽ giúp học sinh tự tin bước vào kỳ thi thật sự.
2.14. Định hướng nghề nghiệp, khối thi ở cấp THPT
Nhiều bạn học sinh khi vừa vào cấp 3 đã được ba mẹ định hướng nghề hay khối thi, hoặc chính bản thân các bạn đã lên kế hoạch học tập cho tương lai như: xác định nghề nghiệp và khối thi cụ thể. Từ đó các bạn tập trung nhiều thời gian hơn vào những môn học quan trọng ngay từ đầu để tránh mất thời gian ôn luyện sau này. Việc lên kế hoạch cho tương lai sẽ giúp học sinh có động lực học tập, đây được xem là một trong những phương pháp học tập tốt và phù hợp với nhiều bạn trẻ hiện nay.
Học sinh được hướng nghiệp từ bậc THPT tại VAS
3. Vì sao nên lựa chọn hệ thống các trường THPT quốc tế song ngữ tại tphcm trực thuộc VAS?
3.1. Sơ lược về trường quốc tế Việt Úc - VAS
VAS là hệ thống trường quốc tế song ngữ giảng dạy từ bậc mầm non đến Trung học Phổ thông (THPT) được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em mình theo học. VAS thành lập năm 2004 và với hơn 18 năm kinh nghiệm trong việc giảng dạy cho hơn 7,000 thế hệ trẻ tại 07 cơ sở đào tạo thuộc khu vực TPHCM.
Đội ngũ giảng viên của VAS bao gồm giáo viên trong nước và quốc tế, luôn tận tâm với nghề đã giúp học sinh hoàn thiện phẩm chất đạo đức, kỹ năng song song với kiến thức cần có để trở thành một công dân toàn cầu có ít cho xã hội.
>>> Xem thêm: Bảng chi tiết về mức học phí trường song ngữ quốc tế VAS
3.2. Chương trình Cambridge giúp học sinh hoàn thiện kiến thức và kỹ năng
Thấu hiểu được tầm quan trọng của giáo dục THPT, VAS đã sớm xây dựng hệ thống đào tạo xuyên suốt giữa các cấp, áp dụng chương trình Cambridge để các em tự tin vượt qua kỳ thi tuyển sinh và giúp các em thành công hơn trong tương lai.
Chương trình giáo dục tại VAS là sự kết hợp hài hòa giữ Chương trình Giáo dục Quốc gia và Chương trình Giáo dục Quốc tế Cambridge nên bằng cấp đầu ra tại VAS còn được nhiều nước trên thế giới công nhận. 03 lộ trình học tập tại VAS bao gồm:
- Chương trình CEP (kết hợp chương trình Quốc gia (MOET) & Chương trình tiếng Anh Cambridge): chương trình có đầy đủ nội dung Giáo dục Quốc gia, đồng thời phát triển và hoàn thiện khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
- Chương trình CAP (kết hợp chương trình MOET & Chương trình phổ thông Cambridge): học sinh được học các môn Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin và truyền thông hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Chương trình CAPI (Tích hợp Quốc tế Toàn phần): học sinh chỉ học một số môn bằng tiếng Việt, thời lượng các môn giảng dạy bằng tiếng Anh được tăng lên, giúp các em có thể sử dụng tiếng Anh nhuần nhuyễn.
Học sinh được trang bị đầy đủ kỹ năng cần thiết khi học tại VAS
3.3. Nhiều hoạt động ngoại khóa tại VAS dành cho các em học sinh
Các hoạt động dã ngoại thực tế: giúp các em đến gần hơn với thiên nhiên, với môi trường mà các em đang sinh sống, giúp các em nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sống của mình.
Các lâu lạc bộ ngoại khoá ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp các em vui chơi, giải trí, vận động sau những giờ học căng thẳng và thể hiện tài năng, niềm đam mê của mình.
Các cuộc thi giúp các em tự tin thể hiện tài năng của bài thân, tự tin chinh phục những ước mơ của mình.
Các hoạt động trau dồi khả năng làm việc nhóm: làm việc trong một tập thể là kỹ năng không chỉ có ích cho việc học mà còn giúp ích cho công việc sau này hoặc khi các em sống trong một cộng đồng lớn. Kỹ năng này giúp các em biết cách làm việc hiệu quả cũng như trân trọng những đóng góp của nhau để đạt được kết quả chung.
Các hoạt động cộng đồng: giúp các em học sinh nuôi dưỡng tâm hồn, trở thành những công dân có ích, đóng góp vào sự phát triển của xã hội.
VASers tham gia hoạt động thiện nguyện
Trên đây là những điều cần biết khi lên cấp 3, VAS hy vọng sẽ giúp các bậc phụ huynh và các em học sinh tìm được câu trả lời cho câu hỏi: nên chuẩn bị gì khi vào cấp 3 cũng như những bí quyết học tập giúp các em giữ vững tâm thế khi bước vào một ngôi trường mới. Ngoài ra, để đăng ký tham quan và tìm hiểu thêm về VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.
>>> Xem thêm: Danh sách 06 trường mầm non quốc tế uy tín và chất lượng tại TPHCM