Các bài học kỹ năng sống cho trẻ: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp hình thành sợi dây kết nối xã hội
- Trí tuệ cảm xúc EQ là gì?
- Lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
- Các bài học kỹ năng sống cho trẻ về việc giáo dục cảm xúc
- Những nguyên tắc "vàng" khi áp dụng các bài học kỹ năng sống cho trẻ về giáo dục cảm xúc
- VAS luôn coi trọng việc rèn luyện các bài học kỹ năng sống cho trẻ mầm non về giáo dục cảm xúc
Bên cạnh xây dựng IQ, nên chú trọng trau dồi trí tuệ cảm xúc cho trẻ
1. Trí tuệ cảm xúc EQ là gì?
Trí thông minh cảm xúc (EQ - Emotional Quotient) chính là khả năng nhận diện, kiểm soát, điều hướng cảm xúc theo chiều hướng tích cực. Không chỉ kiểm soát tốt cảm xúc cá nhân, EQ còn gồm khả năng nhận diện cảm xúc của người khác để có thể giao tiếp hiệu quả và đồng cảm với mọi người hơn. Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc cao thường có xu hướng thân thiện, hoà đồng, giàu lòng vị tha và trắc ẩn. Chính vì vậy, những người này thường có khả năng thành công cao hơn so với đồng nghiệp hoặc bạn bè đồng trang lứa. Đó cũng chính là lý do khiến EQ trở thành một trong các bài học kỹ năng sống cho trẻ và cần được rèn luyện nhất trong thời đại ngày nay.
2. Lợi ích của việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Cảm xúc được xây dựng từ tâm lý, là tập hợp các phản ứng tự nhiên của trẻ như buồn, vui, tức giận,... Cảm xúc chính là chiếc “chìa khoá" giúp định hướng cách tư duy và hành động của trẻ. Cụ thể, khi giáo dục cảm xúc cho bé sẽ mang đến những lợi ích như sau:
Nâng cao các nhóm kỹ năng cần thiết: Khi được giao dục kỹ lưỡng về mặt cảm xúc, bé sẽ học được cách nhận biết, điều khiến những tâm trạng vui, buồn của mình để có thể tự đưa ra các quyết định đúng đắn. Hơn nữa, bé có thể học được cách giao tiếp lễ phép và hoà thuận hơn với mọi người xung quanh.
Đương đầu với các thử thách: Trẻ được trang bị về những kỹ năng cảm xúc sẽ có khả năng đương đầu tốt trước những thách thức, khó khăn của cuộc sống. Khi được giáo dục cảm xúc sớm, trẻ sẽ có thể phân biệt được những điều tốt, xấu để từ đó tránh xa các yếu tố tiêu cực. Đồng thời, hình thành nên lối sống cùng tư duy lành mạnh, duy trì được tâm trạng hứng khởi với nguồn năng lượng tích cực. Ngoài ra, bé sẽ có thể tự mình đưa ra các quyết định sáng suốt và phù hợp cho từng hoàn cảnh nhất định. Những kỹ năng được dạy sẽ theo bé trong suốt quá trình trưởng thành.
Xây dựng các mối quan hệ: Việc sở hữu trí tuệ cảm xúc sẽ giúp bé dễ dàng hòa nhập với mọi người xung quanh, có khả năng kết bạn nhanh chóng, từ đó giúp xây dựng và duy trì những mối quan hệ tốt đẹp.
Giao tiếp hiệu quả: Những bé sở hữu chỉ số EQ cao sẽ biết ứng xử khéo léo hơn trước những mối quan hệ tại trường học, xã hội. Từ đó, đạt được những thành công trong quá trình giao tiếp.
Liên quan đến sức khỏe tinh thần: Những ai có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao thường có ít nguy cơ mắc những chứng bệnh trầm cảm hay các loại bệnh tâm thần khác.
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non giúp bé tự tin trong giao tiếp
3. Các bài học kỹ năng sống cho trẻ về việc giáo dục cảm xúc
3.1. Giáo dục qua hoạt động, trò chơi
Đối với lứa tuổi mầm non thì giáo dục chỉ số EQ thông qua hình thức vừa học vừa chơi chính là phương pháp hiệu quả nhất. Một số trò chơi có thể áp dụng đó là biểu cảm gương mặt theo cảm xúc, đoán tên cảm xúc thông qua video, hình ảnh, hoạt hình, hoặc đóng vai nhân vật để thể hiện cảm xúc,... Ba mẹ cũng có thể dành thời gian chơi với con và thể hiện cảm xúc của bản thân như khóc, cười, giận dữ,.... rồi đặt những câu hỏi buộc bé phải tư duy để trả lời như “Mẹ đang cảm thấy thế nào?” “Mẹ đang khóc hay cười?”,...
3.2. Dạy bé gọi tên cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ
Với sự hạn chế về mặt từ vững cũng như thiếu hiểu biết sơ đẳng về nguyên nhân-kết quả mà trẻ em thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt cảm xúc mà bản thân đang gặp phải. Trẻ mầm non thường tiếp nhận vốn từ một cách thụ động nhờ việc lắng nghe, cảm nhận lời nói và phản hồi từ người lớn. Trong trường hợp này, ba mẹ hãy giúp trẻ xây dựng vốn từ vựng về cảm xúc thông qua cách diễn đạt các biểu hiện tâm trạng của trẻ bằng từ ngữ. Chẳng hạn, khi bé thất vọng vì không tìm được đồ chơi của mình, hãy nói với bé rằng: “Con đang cảm thấy rất buồn vì điều đó phải không?”.
3.3. Dạy bé kỹ năng đối phó lành mạnh
Khi bé hiểu được cảm xúc của mình, chúng cần biết cách đối phó với cảm xúc theo chiều hướng lành mạnh nhất. Theo đó, các bé cần được học cách vui vẻ, bình tĩnh để đối mặt với nỗi lo sợ một cách dũng cảm. Vì vậy, ba mẹ hãy dạy cho bé các kỹ năng cơ bản, cụ thể. Chẳng hạn, bạn có thể chỉ cho bé cách hít thở thật sâu vài lần mỗi khi tức giận nhằm giúp cơ thể được bình tĩnh trở lại. Hoặc bạn cũng có thể giúp bé tạo ra những thói quen nhằm điều chỉnh cảm xúc. Những hoạt động như tô màu, đọc truyện cười, nghe nhạc nhẹ,... chính là cách xoa dịu tâm trạng, thu hút mọi giác quan hiệu quả nhất mỗi khi gặp vấn đề khó chịu.
3.4. Giáo dục bé biết chia sẻ
Trẻ mầm non thường nghĩ rằng thế giới xung quanh đều là của chúng, cơ bản thì các bé không có bản năng chia sẻ. Do đó, ba mẹ nên dạy cho trẻ cách chia sẻ và làm mẫu cho bé. Đồ chơi chính là những món đầu tiên giúp rèn luyện bản tính chia sẻ của trẻ. Do đó, hãy bắt đầu tập cho trẻ thói quen chia sẻ đồ chơi của mình với các bạn ngay từ khi trẻ còn đang độ tuổi ấu nhi. Ba mẹ cũng đừng quên nói với bé những câu khen ngợi như” “Cảm ơn con vì đã chia sẻ với mẹ". Bên cạnh đó, hãy luôn giữ trạng thái bình tĩnh, kiên trì và cố gắng không nổi cáu khi bé không muốn chia sẻ một món đồ nào đó nhé.
Dạy trẻ biết chia sẻ đồ chơi
3.5. Luôn thể hiện yêu thương với bé mỗi ngày
Đối với trẻ em, tình thương quan trọng hệt như dinh dưỡng. Nếu thức ăn nuôi dưỡng cơ thể thì tình yêu thương chính là yếu tố giúp vỗ về tâm hồn trẻ. Do đó, dù bận rộn đến đâu thì ba mẹ cũng luôn dành thời gian bên con, thể hiện sự yêu thương bằng những cái ôm, cái hôn và cử chỉ cùng lời nói âu yếm nhé. Bên cạnh đó, mỗi khi bé làm việc gì tốt, ba mẹ nên dành những lời khen ngợi đúng mực cùng cảm xúc hài lòng cho bé. Điều này không những tăng tính gần gũi giữa ba mẹ và các con mà còn giúp xây dựng cảm xúc thương yêu trong bé. Được lớn lên trong không khí đầy ắp yêu thương như thế, trẻ chắc chắn sẽ không thể nào thiếu trí tuệ cảm xúc được.
3.6. Tôn trọng cảm xúc của trẻ
Mỗi đứa trẻ chính là một cá thể độc lập. Chính vì vậy, ba mẹ cần tôn trọng những cảm xúc của bé để chúng được là chính mình. Không nên so sánh bé với một ai khác vì điều đó vô hình trung sẽ khiến bé bị tổn thương và trở nên tự ti. Theo đó, mỗi khi gặp phải những tình huống khiến bé bực bội, ganh ghét, đố kỵ, tức giận,... ba mẹ nên nhẹ nhàng lắng nghe, cùng bé gọi tên cảm xúc đó, thừa nhận cảm xúc đó và đưa ra hướng giải quyết hợp lý. Tránh việc la mắng bé mỗi khi bé có biểu hiện không đúng. Điều đó chỉ khiến cảm xúc tiêu cực của bé được nhân lên mà thôi.
3.7. Giải phóng cảm xúc tiêu cực cho bé
Xây dựng trí tuệ cảm còn đi kèm với việc giải phóng năng lượng “xấu" bên trong để giúp bé có được tâm trạng thoải mái, vui vẻ nhất. Việc giữ trong người những cảm xúc tiêu cực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách, tâm lý của trẻ nhỏ, lâu dài còn là tác nhân khiến bé đi lệch hướng. Do đó, ba mẹ nên giúp bé giải phóng những xúc cảm tiêu cực ra bên ngoài bằng những hoạt động thú vị như nặn đất, tô màu, xây lâu đài cát, vẽ tranh,... Việc này sẽ giúp thiết lập trạng thái cân bằng và loại bỏ những cảm xúc thiếu tích cực trong bé. Bên cạnh đó, ba mẹ cũng cần nên khuyến khích trẻ chia sẻ nhiều hơn để kịp thời hỗ trợ mỗi khi bé gặp vấn đề khó khăn nào đó.
Giúp bé giải phóng cảm xúc tiêu cực thông qua hoạt động vẽ tranh
3.8. Thường xuyên trò chuyện với bé
Cuối cùng, điều đơn giản nhất mà ba mẹ nào cũng đều có thể làm được đó chính là dành thời gian trò chuyện cùng con. Nghiên cứu của trường đại học Massachusetts Institute of Technology - MIT ở Mỹ đã chỉ ra rằng những đứa trẻ được nuôi dạy trong gia đình dành nhiều thời gian trò chuyện thường có khả năng phát triển trí tuệ cảm xúc, ngôn ngữ tốt hơn. Có khoảng 30 triệu từ vựng được hình thành trong 3 năm đầu tiên nhất là vào độ tuổi từ 4 đến 6 - giai đoạn bùng nổ ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra, việc thường xuyên trò chuyện với bé còn giúp phát triển trí não sinh học và tăng khả năng giao tiếp hiệu quả trong tương lai của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy tận dụng mọi khoảng khắc trong ngày như đưa đón con đi học, trong bữa ăn tối, trước khi đi ngủ,... để kết nối cùng con nhé.
4. Những nguyên tắc "vàng" khi áp dụng các bài học kỹ năng sống cho trẻ về giáo dục cảm xúc
Nhằm giúp cho quá trình áp dụng các bài học kỹ năng sống cho trẻ về giáo dục cảm xúc được hiệu quả, ba mẹ nên lấy trẻ làm trung tâm và hướng đến trẻ. Tuỳ vào nét cá tính của mỗi bé mà có phương pháp giáo dục phù hợp, tuy nhiên về cơ bản thì sẽ có những nguyên tắc chung như sau:
4.1. Linh hoạt trong phương pháp giáo dục
Nếu ba mẹ lấy một phương pháp dạy con của người khác và áp đặt lên con của mình mang đến những kết quả không mong muốn. Không chỉ khiến cảm xúc của bé không được cải thiện mà còn làm lu mờ điểm mạnh của bé. Do đó, hãy quan sát và thấu hiểu bé để có thể đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Chẳng hạn, nếu bé thuộc kiểu người ít nói, ngại giao tiếp, ba mẹ nên thường xuyên quan tâm bé nhiều hơn, dành thời gian hỏi han và khuyến khích bé đưa ra quan điểm, suy nghĩ của mình. Ba mẹ đừng quá cứng nhắc không việc giáo dục trí tuệ cảm xúc cho bé nhé, vì mỗi thời điểm bé sẽ lại có những sự thay đổi nhất định trong cảm xúc của mình. Hãy thật chậm rãi từng chút một để hiểu hơn nội tâm của bé, từ đó có định hướng giáo dục tốt nhất.
4.2. Thực hiện việc rèn luyện các bài học kỹ năng sống cho trẻ về giáo dục cảm xúc mọi lúc, mọi nơi
Việc rèn luyện áp dụng các bài học kỹ năng sống cho trẻ về EQ không chỉ nên thực hiện tại trường học mà cần được tiến hành ở mọi lúc, mọi nơi kể cả những sinh hoạt hằng ngày tại nhà. Theo đó, ba mẹ nên duy trì những cảm xúc tích cực cho bé thông qua những trải nghiệm và thực hành các điều gần gũi trong cuộc sống. Qua đó, nâng cao nhận thức và giúp bé có khả năng ứng xử nhanh chóng trước những tình huống trong đời thường. Ngoài ra, ba mẹ cần làm gương để bé dễ dàng noi theo. Vì trẻ em thường có xu hướng dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi xung quanh. Nên để “tờ giấy trắng" ấy được tiếp thu những điều hay lẽ phải, ba mẹ cần có sự thay đổi và có thái độ đúng đắn với các con.
Cần thực hiện việc rèn luyện cảm xúc cho bé mọi lúc, mọi nơi
4.3. Tạo môi trường lành mạnh cho các bé
Như đã đề cập ở trên, trẻ rất dễ bắt chước các hành vi của mọi người xung quanh. Do đó, nếu các bé sống trong môi trường không lành mạnh thì sẽ dần hình thành nên những cảm xúc tiêu cực. Điều đó được thể hiện qua những em bé sống trong gia đình hay cãi vả, bạo lực gia đình thường có xu hướng lầm lì, ít nói thậm chí là có thái độ chống đối xã hội. Chính vì thế, để bảo vệ cảm xúc của các bé, ba mẹ nên tạo dựng một môi trường sống tích cực và nhiều niềm vui cho bé. Hạn chế nói lớn tiếng, cãi nhau trước mặt con trẻ. Ba mẹ nên sống hoà thuận, đối xử với hai bên ông bà nội, ông bà ngoại đầy tôn trọng, yêu thương để bé dễ dàng tiếp thu và học hỏi những cách đối nhân xử thế tốt đẹp nhất.
5. VAS luôn coi trọng việc rèn luyện các bài học kỹ năng sống cho trẻ mầm non về giáo dục cảm xúc
Hơn ai hết, VAS luôn hiểu rằng trong xã hội hiện đại ngày nay, việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó, tại VAS ngoài những giờ học thú vị trên lớp, trẻ còn được tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa phòng phú nhằm “kích hoạt" các cảm xúc tích cực và loại bỏ những tâm trạng tiêu cực. Điều này sẽ dần dần bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc và tính cách tốt đẹp của trẻ, góp phần hình thành nên những giá trị cốt lõi của một công dân toàn cầu.
Cụ thể, ngay từ cấp Mầm non, VAS đã giáo dục các bài học kỹ năng sống cho trẻ về giao tiếp, ứng xử, chăm sóc bản thân, kỹ năng tự vệ, quản lý cảm xúc,… Qua đó, giúp hình thành phẩm chất tốt đẹp và xây dựng tính tự chủ, tự lập cho trẻ trong sinh hoạt, học tập. Những hoạt động như ra mương bắt cá, trồng rau tại nông trại, làm chong chóng lá dừa, làm bánh ít,... của VAS còn giúp các bé giải phóng năng lượng xấu trong cơ thể, tạo điều kiện để các bé được vui chơi thỏa thích, vun đắp tình bạn, phát triển về mặt cảm xúc cùng như những kỹ năng xã hội.
VAS thường xuyên tổ chức các buổi ngoại khóa thú vị giúp nâng cao trí tuệ cảm xúc cho trẻ
Ngoài ra, VAS luôn tổ chức các chuỗi chương trình truyền cảm hứng như VAS TALKS,..Thông qua các buổi ngoại khoá này các bé được tiếp xúc, trò chuyện với những diễn giả nổi tiếng, được lắng nghe những câu chuyện thực tế, những bài chia sẻ chân thực. Qua đó, các bé học được cách phân biệt những điều đúng - sai trong cuộc sống, biết chịu trách nhiệm cho quyết định của mình, trân trọng lời hứa cũng như dũng cảm đứng lên bảo vệ sự thật. Ngoài ra, các chương trình ngoại khóa của VAS còn giúp bồi hưỡng lòng nhân ái cho trẻ thông qua những hoạt động như chụp ảnh, vẽ, viết với chủ đề “Lan tỏa điều tử tế".
Chương trình VAS TALKS tại VAS
Bên cạnh những chương trình ngoại khóa cho học sinh, VAS còn tổ chức các buổi hội thảo dành cho phụ huynh như “GIA ĐÌNH CÙNG CHĂM SÓC TH N - T M - TRÍ LÀNH MẠNH – ĐỂ GIA ĐÌNH LÀ NƠI TA LUÔN MUỐN TRỞ VỀ". Thông qua những buổi hội thảo này, ba mẹ sẽ được lắng nghe những chia sẻ từ chuyên gia về các kiến thức, kinh nghiệm giúp bậc phụ huynh hiểu sâu sắc những yếu tố tác động đến chất lượng cuộc sống của bé, từ đó xây dựng cho trẻ lối sống lành mạnh, cân bằng và hạnh phúc hơn.
Hội thảo “GIA ĐÌNH CÙNG CHĂM SÓC TH N - T M - TRÍ LÀNH MẠNH – ĐỂ GIA ĐÌNH LÀ NƠI TA LUÔN MUỐN TRỞ VỀ"
Bồi dưỡng trí tuệ cảm xúc thông qua các bài học kỹ năng sống cho trẻ là một quá trình liên lục và lâu dài. Vì vậy, ba mẹ hãy luôn kiên trì đồng hành cùng các bé và trở thành một tấm gương sáng để trẻ noi theo nhé. Bên cạnh việc nuôi dạy con ở nhà, ba mẹ nên chọn cho bé một môi trường học tập với chương trình học đa dạng nhằm giúp trẻ phát triển trí tuệ cảm xúc, xây dựng nền tảng nhân phẩm tốt đẹp cho bé. Nếu vẫn đang loay hoay tìm trường, ba mẹ hãy thử cân nhắc trường Quốc tế VAS nhé. Với những hoạt động ngoại khóa cung cấp nhiều giá trị hữu ích cùng môi trường học tập chuẩn quốc tế, VAS tự tin là nơi lý tưởng không chỉ giúp bồi đắp kiến thức mà còn giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả. Hãy liên hệ ngay với VAS để được tư vấn về chương trình học, các tiện ích học đường cùng chi phí nhập học nhé!
>>> Xem thêm: Bảng học phí trường song ngữ tại TPHCM 2023 - 2024