Top 07 kỹ năng sống cho trẻ mà phụ huynh cần ưu tiên hàng đầu
Kỹ năng sống chính là sự chuẩn bị về mặt tâm lý, hành động khi ứng phó với các hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống hằng ngày. Khi giáo dục cho các bé, ngoài kiến thức, những kỹ năng mềm này sẽ giúp trẻ có thể kiểm soát được thái độ, hành vi, thậm chí tự tin xử lý các tình huống khác nhau. Vì thế, việc không ngừng bồi đắp kỹ năng sống cho trẻ là công việc đòi hỏi phải được xây dựng ngày qua ngày, không chỉ từ gia đình mà còn bởi trường lớp. Dưới đây, là 07 kỹ năng sống mà các bậc phụ huynh nên ưu tiên hàng đầu để rèn luyện cho con mình. Cùng VAS - Hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc tham khảo nhé!
1. Kỹ năng nhận thức
Từ bậc Mầm non, trẻ được học kỹ năng nhận thức với những thông tin cơ bản (về cá nhân và gia đình):
+ Về bản thân, về các thành viên trong gia đình như ông bà, bố mẹ.
+ Luôn nhớ địa chỉ, số điện thoại của người thân.
+ Nhận thức được sở thích và những điều mình không thích.
Kỹ năng này tuy đơn giản nhưng lại rất cần thiết, giúp các bé bước đầu hiểu rõ bản thân cũng như thế giới quan xung quanh. Khi thay đổi môi trường như tham gia các buổi tiệc sinh nhật bạn, gặp gỡ người lạ hay thậm chí lạc đường... những thông tin trên cũng là kỹ năng sống cho trẻ giúp bé có thể nhanh chóng hòa nhập, giải quyết vấn đề một cách tốt nhất mà không sợ hãi.
2. Kỹ năng dinh dưỡng
Học sinh tại VAS được trang bị kỹ năng dinh dưỡng
Những hiểu biết về dinh dưỡng giúp bé nhận biết thêm về hệ thống thức ăn: đâu là món ăn được, đâu là thứ không ăn được, khi nào thì đến bữa, cách ăn uống thư thế nào cho đúng... Tại Hệ thống Trường quốc tế Việt Úc (VAS), các hoạt động ngoại khóa như làm bánh, trang trí món ăn... sẽ giúp trẻ nhận dạng một số thực phẩm thường thức cũng như lợi ích của các thực phẩm này đối với sức khỏe. Ngoài ra, trường còn xây dựng thói quen ăn tự lập, ăn chín uống sôi, ăn uống đúng giờ theo bữa cho con trẻ.
3. Kỹ năng vệ sinh cá nhân
Một trong những điều thiết yếu thuộc danh sách kỹ năng sống cho trẻ chính là khả năng vệ sinh cá nhân, giữ gìn sức khỏe. Điều này, đặc biệt cần thiết trong thời kỳ dịch bệnh. Những thói quen như tự rửa tay khử khuẩn, biết sử dụng xà phòng, tránh chất diệt khuẩn vào mắt - mũi - miệng, biết thay quần áo, tự đánh răng... hay thậm chí là gấp quần áo, lựa chọn trang phục khi thời tiết thay đổi sẽ giúp trẻ tự giữ sức khỏe của bản thân, đồng thời cũng tạo nên thói quen biết quan tâm, biết chăm sóc cho người xung quanh.
4. Giữ an toàn cá nhân
Môi trường xung quanh các bé luôn có nguy cơ gây nguy hiểm cho con trẻ nếu sử dụng không cẩn thận. Ở bậc mầm non tại VAS, một trong các hoạt động đầu tiên chính là giúp bé có khả năng nhận biết được vật dụng có khả năng gây tổn thương đến bé như bàn ủi, lò điện, bếp than, ổ điện, phích nước sôi…
Đồng thời, tại VAS, trẻ còn được giáo dục về các quy định ở nơi công cộng, trong và ngoài khuôn viên ở nhà hay trường học, từ đó tạo nếp nghĩ bảo vệ bản thân nhờ ý thức như không la cà, đi bộ đúng cách trên vỉa hè, nếu qua đường cần nhờ người lớn giúp, bảo vệ cây xanh, tường rào... Các thói quen này không chỉ tạo lập kỹ năng sống cho trẻ mà còn giúp cho phụ huynh thêm yên tâm sau giờ học.
5. Giữ tự tin - tự trọng
Sự tự tin không phải là bẩm sinh hay năng khiếu, mà được hình thành nhờ quá trình rèn luyện. Tự tin giúp bé dễ dàng hòa nhập khi sống trong cộng đồng mới, hay nói xa hơn là được đánh giá cao và thành công trong công việc, cuộc sống sau này. Các trường học ở bậc mầm non hay tiểu học nên coi trọng quá trình xây dựng tính tự tin, sự mạnh dạn, lòng tự trọng để bé có thói quen bày tỏ ý kiến, thẳng thắn khéo léo trả lời các câu hỏi của người khác một cách rõ ràng, tự tin, tự nhiên, lưu loát.
Học sinh tại VAS tự tin thể hiện bản thân
6. Kỹ năng hợp tác
Với kỹ năng "Teamwork" này, bé có thể được thực hành quá trình nói lên ý kiến của bạn thân và trao đổi với người khác. Kỹ năng hợp tác được đẩy mạnh ở các trường quốc tế, tại VAS, khả năng làm việc theo đội, nhóm cho các bé cũng được Nhà trường tận dụng triệt để và được các bé phát huy, thể hiện ở những bài tập chung. Từ đó, giúp trẻ hòa đồng hơn và nhận ra sự đa dạng, màu sắc của cuộc sống khi dung hòa nhiều các cá tính khác nhau.
7. Kỹ năng giao tiếp
Khi nhắc đến kỹ năng sống cho trẻ, không thể bỏ qua kỹ năng giao tiếp. Mục tiêu tại VAS không dừng lại ở mức độ chào hỏi lễ phép, xin lỗi, cảm ơn... mà còn là việc lắng nghe và tôn trọng người khác, đáp lại bằng sự hòa nhã, lịch sự, tự tin. Ngoài ra, kỹ năng giao tiếp nâng cao cho con trẻ còn thể hiện ở việc biết chờ đến lượt, không ngắt lời người khác, biết dùng thái độ ứng xử phù hợp khi nói chuyện với bạn bè hay nhờ vả người lớn giúp đỡ…
Trên đây, là một số kỹ năng sống dành cho trẻ mà các các bậc phụ huynh nên chú trọng khi lựa chọn trường học cho con. Ngoài những kỹ năng trên, cha mẹ có thể tham khảo về các hoạt động ngoại khóa phong phú, đa dạng cho trẻ ở các cơ sở tại TPHCM thuộc Hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) tại: www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55