Top 30 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học (Phần 2)
2.16. Kỹ năng khởi tạo ý tưởng
Kỹ năng tạo ý tưởng là cách trẻ sử dụng tư duy và khả năng sáng tạo của mình để "nhào nặn" ra những ý tưởng mới mẻ, hữu ích cho việc học và sinh hoạt hàng ngày. Sự sáng tạo của trẻ là vô tận, và chúng thường có những ý tưởng mà ngay cả người lớn cũng không thể nghĩ ra.
Nếu trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường tự do để “bay nhảy” cùng ý tưởng của mình, khả năng thành công của trẻ sẽ cao hơn rất nhiều. Để rèn luyện tư duy sáng tạo của con, ba mẹ có thể hướng dẫn con bằng các gợi ý sau:
- Cho con tự do lựa chọn, không áp đặt suy nghĩ, ý kiến của ba mẹ lên tư duy của trẻ.
- Chọn những trò chơi hoặc những món đồ giúp trẻ kích thích trí tưởng tượng, chẳng hạn như vẽ tranh, nặn đất sét, xếp lego, đọc sách khoa học,...
- Khuyến khích con kể câu chuyện của riêng mình hoặc theo cách của con. Ba mẹ không nên ngắt lời con chỉ vì câu chuyện không đúng thứ tự hoặc không giống với nguyên tác.
- Tạo thái độ cởi mở đối với những sai lầm của con, không khiển trách hay chê cười mỗi khi con mắc lỗi.
- Khuyến khích con khám phá mọi điều, từ việc học bộ môn mới đến tham gia các hoạt động vui chơi chưa từng trải nghiệm trước đây.
Ba mẹ cần khơi dậy kỹ năng sáng tạo ý tưởng cho trẻ
2.17. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về phản biện
Kỹ năng phản biện là khả năng trẻ hiểu và đánh giá những dữ liệu được thu nhập thông qua các hoạt động giao tiếp, quan sát, truyền thông và tranh luận. Kỹ năng này cần được hình thành từ thời thơ ấu bởi nó sẽ giúp trẻ có cái nhìn đa chiều về các vấn đề và thế giới xung quanh. Đối với học sinh tiểu học, tư duy phản biện giúp trẻ tiếp cận bài học sáng tạo hơn, lập luận logic hơn, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả học tập.
Để rèn luyện kỹ năng phản biện, phụ huynh có thể tổ chức các trò chơi tư duy cho trẻ tham gia. Lưu ý rằng ba mẹ không nên vội vàng làm hộ bé mà cần để trẻ tự tìm hướng giải quyết. Phụ huynh chỉ nên hướng dẫn và hỗ trợ bé khi thực sự cần thiết.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng không nên bó buộc trẻ trong một khung kiến thức cụ thể hoặc giới hạn câu trả lời của bé. Hãy để bé được tự do vận động não nhằm phát triển tư duy linh hoạt và tự do sáng tạo, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng phản biện một cách toàn diện.
2.18. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về đặt câu hỏi đúng
Kỹ năng đặt câu hỏi là cách trẻ vận dụng sự nhạy bén của mình để đặt câu hỏi một cách chuẩn xác và chạm đúng trọng tâm vấn đề mà bé muốn được giải đáp. Việc dạy trẻ đặt đúng câu hỏi là nền tảng để phát triển tư duy cũng như năng lực sử dụng ngôn ngữ cho bé. Ngoài ra, kỹ năng này còn giúp trẻ xác định được yếu tố cốt lõi của vấn đề và tiết kiệm thời gian.
Khả năng đặt câu hỏi còn góp phần vào sự thành công trong giao tiếp, giúp trẻ trao đổi hiệu quả với người khác. Để giúp con trang bị kỹ năng này, ba mẹ có thể hướng dẫn con theo chiến lược sau:
- Bước 1- Lên ý tưởng: Xác định những gì con muốn hỏi và mong muốn nhận được câu trả lời như thế nào.
- Bước 2 - Đặt câu hỏi: Sử dụng quy tắc 5W + 1H để đặt câu hỏi phù hợp dựa trên ý tưởng đã xác định ở bước 1.
- Bước 3 - Lắng nghe và rút kinh nghiệm: Chú tâm lắng nghe để xác định xem câu trả lời đó đã đúng với những gì mình cần chưa. Nếu chưa, trẻ cần tìm hiểu xem vấn đề có phải nằm ở cách đặt câu hỏi hay vì một yếu tố khác, từ đó rút kinh nghiệm cho lần sau.
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về đặt câu hỏi đúng
2.19. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về phản hồi tích cực
Kỹ năng phản hồi tích cực chính là cách trẻ tập trung lắng nghe, quan sát tỉ mỉ và tóm tắt lại những ý trọng điểm. Hay nói cách khác, phản hồi tích cực chính là việc trẻ dựa vào chia sẻ của người khác để đưa ra thông tin xác nhận lại hay đóng góp ý kiến của mình một cách khách quan nhằm phát triển những thông tin có được. Việc đưa ra phản hồi hiệu quả sẽ giúp cải thiện tinh thần làm việc cũng như nâng cao thành tích hợp tác của nhóm. Hơn nữa, kỹ năng phản hồi tích cực còn giúp trẻ xây dựng sự tin cậy ở người khác, trẻ cũng sẽ không trở nên bảo thủ và biết lắng nghe người khác.
Theo đó, ba mẹ cần hướng dẫn trẻ lắng nghe kỹ càng những gì người khác nói. Thay vì ép buộc suy nghĩ của mình lên trẻ, ba mẹ nên lắng nghe chia sẻ của con để đưa ra đánh giá và lời khuyên phù hợp.
Ngoài ra, ba mẹ cũng cần dạy con không phán xét vội vàng một vấn đề. Để trẻ hiểu hơn về kỹ năng này, ba mẹ phải là tấm gương tốt để con học tập theo.
2.20. Kỹ năng ngồi học đúng tư thế
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng học tập của các em học sinh chính là tư thế ngồi học. Việc các em ngồi sai tư thế có thể gây ảnh hưởng đến việc học, gây tật về mắt và nguy cơ bị vẹo cột sống sau này. Các tư thế ngồi học sai mà bé hay gặp phải bao gồm: ngồi vừa học vừa nằm, ngồi không thẳng lưng hoặc gục mặt lên bàn, chống một tay để tựa đầu, dí mắt sát vào sách vở khi đọc bài. Để giúp con ngồi học đúng tư thế, ba mẹ cần chú ý đến những quy chuẩn sau:
- Ngồi thoải mái, không gò bó.
- Khoảng cách từ mắt đến bàn học là 25 - 30 cm.
- Cột sống luôn thẳng, vuông góc với mặt ghế.
- Hai chân duỗi thoải mái, không co chân, không vắt chéo chân.
- Hai tay giữ đúng điểm tựa: Tay không viết bài xuôi theo chiều ngồi và giữ lấy tập và làm điểm tựa chọn cho trọng lượng của nửa người bên trái.
- Ánh sáng phải đảm bảo vừa đủ và thuận chiều.
- Độ cao của bàn và ghế phù hợp với chiều cao của trẻ.
2.21. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về tự nhận thức
Kỹ năng nhận thức là khả năng trẻ tự hiểu rõ về bản thân, tính cách, cảm xúc, điểm mạnh và điểm yếu. Nó còn bao gồm khả năng nhận thức nhu cầu cá nhân và biết rõ mục tiêu muốn đạt được và điều gì cần làm để đạt được mục tiêu đó. Việc rèn luyện kỹ năng tự nhận thức sẽ giúp trẻ:
- Có cái nhìn thực tế và khách quan về ưu, nhược điểm của mình.
- Xác định được những việc cần làm để hoàn thành một nhiệm vụ.
- Nỗ lực thay đổi và hoàn thiện bản thân.
- Dễ dàng tâm sự và thể hiện nội tâm.
- Nhận ra nhu cầu và cảm xúc của người khác.
- Nhận thức về tác động từ hành vi của mình đến người khác.
- Thích nghi với hành vi và cách ứng xử phù hợp với mọi người xung quanh.
- Đưa ra những quyết định và lựa chọn đúng đắn cho bản thân.
Để rèn luyện kỹ năng tự nhận thức cho trẻ ba mẹ hãy hỗ trợ để bé:
- Suy nghĩ tích cực, nhìn nhận bản thân một cách khách quan
- Xây dựng kế hoạch với mục tiêu cụ thể
- Tự phê bình bản thân mỗi ngày
- Lắng nghe một cách nghiêm túc những nhận xét của người đáng tin cậy
- Tự nhìn nhận lại bản thân để có thể rút ra kinh nghiệm
2.22. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về xác định giá trị
Giá trị bản thân chính là tổng hòa của các giá trị mà mỗi người đang sở hữu. Chúng được thể hiện qua tính cách, ngoại hình, nhân phẩm, ý chí,... tất cả cùng hòa quyện để tạo nên một bản thể khác biệt. Việc ba mẹ rèn luyện cho bé kỹ năng xác định giá trị sẽ giúp bé hiểu đúng về bản thân, biết được giá trị bản thân quan trọng ra sao, từ đó có kế hoạch xây dựng giá trị bản thân bằng cách khắc phục khuyết điểm và nâng cao ưu điểm của mình. Nhờ kỹ năng tự xác định giá trị sẽ giúp bé giảm bớt sự tự tin, tạo dựng một nền tảng tự tin chắc chắn, có chính kiến hơn và có thái độ sống đúng đắn. Ba mẹ có thể hỗ trợ bé xác định giá trị bằng cách:
- Giúp bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Bạn thật sự muốn gì?”
- Dạy bé thành thật với bản thân
- Giúp bé đánh giá đúng về bản thân trong mỗi thời điểm
- Dạy bé cách chấp nhận và thích nghi
Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về xác định giá trị
2.23. Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
Kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bé có thể vượt qua được những áp lực, những trở ngại xảy ra trong cuộc sống một cách lành mạnh. Đồng thời, kỹ năng này sẽ giúp trẻ giảm thiểu các tác hại cũng như phòng tránh tốt cho những căng thẳng có thể xảy ra sau đó. Sở hữu kỹ năng này sẽ giúp bé giữ được sự bình tĩnh và dễ dàng đối mặt với các tình huống khó khăn trong cuộc sống. Để rèn luyện kỹ năng ứng phó căng thẳng cho bé, ba mẹ có thể giúp trẻ làm quen với việc tập thể dục thể thao, dạy bé cách trò chuyện với người khác mỗi khi gặp căng thẳng, cho bé hiểu rằng với những điều không thể thay đổi thì hãy vui vẻ chấp nhận, dạy bé cách thích nghi và thư giãn, giải trí,...
2.24. Kỹ năng thương lượng
Nếu trẻ đã đủ trưởng thành để hiểu một số thông tin cụ thể, ba mẹ có thể dạy cho trẻ các kỹ năng thương lượng nhằm giúp con phát triển các mối quan hệ cá nhân. Khi trẻ tự tin vào khả năng thương lượng và quyết định của mình, trẻ sẽ dễ dàng đạt được thành công trong tương lai. Để rèn luyện kỹ năng thương lượng cho bé, phụ huynh có thể bắt đầu bằng cách:
- Tạo những tình huống cho trẻ áp dụng kỹ năng thương lượng.
- Cho trẻ cơ hội giải quyết các vấn đề một cách tự lập.
- Xây dựng lòng tự tin cho trẻ.
2.25. Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn
Cũng giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng thường xuyên gặp phải những tình huống mâu thuẫn. Nếu ba mẹ thiếu sự quan tâm đến những vấn đề mâu thuẫn này của trẻ, lâu dần sẽ khiến trẻ bị ảnh hưởng tâm lý, một hình thức “nội thương" vô tình. Do đó, ba mẹ cần quan sát trẻ nhiều hơn và những lúc trẻ gặp mâu thuẫn hãy ở bên cạnh lắng nghe và hướng dẫn bé kỹ năng giải quyết êm đẹp. Ba mẹ có thể cùng trẻ tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, đưa ra một vài giải pháp, làm gương cho trẻ, giúp bé nhìn nhận vấn đề, thường xuyên trò chuyện với trẻ,...
2.26. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về ra quyết định
Có thể nói kỹ năng ra quyết định chính là nền tảng của sự thành công. Bởi kỹ năng này sẽ giúp thúc đẩy sự sáng tạo cho bé, củng cố sự tự tin, hình thành tính cách biết chịu trách nhiệm,... Ba mẹ có thể dạy bé cách đưa ra quyết định với những gợi ý như:
- Dạy trẻ lập ra bảng so sánh giữa các vấn đề cụ thể
- Dạy trẻ biết cách nghĩ đến hậu quả
- Dạy trẻ cách theo đuổi mục tiêu hoặc chuyển hướng quyết định
- Dạy bé dũng cảm chịu trách nhiệm với những quyết định của mình
- Cho trẻ một không gian riêng tư để có thể đưa ra quyết định sáng suốt
2.27. Kỹ năng kiên định
Tính kiên định là một yếu tố quan trọng giúp trẻ vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống và đạt được thành công như mong đợi. Tính kiên định là khả năng giữ được suy nghĩ cũng như quyết định của mình trong từng tình huống khác nhau, nó còn được hiểu là sự nỗ lực kiên trì cho một mục tiêu. Để trẻ sở hữu tính kiên định ngay từ nhỏ, ba mẹ có thể giúp trẻ bằng cách:
- Tạo cái nhìn thực tế cho trẻ
- Giúp trẻ nhìn vào mặt tích cực, nhất là trong trường hợp trẻ thất bại
- Khuyến khích sự sáng tạo trong trẻ
- Để trẻ được đối mặt với thách thức
- Dạy trẻ cách chấp nhận thất bại
- Luôn bên cạnh bé ủng hộ nhưng không làm hộ
2.28. Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
Trách nhiệm không phải chỉ là hoàn thành nhiệm vụ. Theo tiến sĩ Alex Barzvi, chuyên gia tâm lý tại Mỹ cho rằng trách nhiệm phải bao gồm cả ý tưởng hành động, thái độ và niềm tự hào khi hoàn thành một việc gì đó. Vậy làm thế nào để giáo dục con bạn trở thành một người sống có trách nhiệm? Hãy tham khảo một số gợi ý như sau:
- Giao cho trẻ những nhiệm vụ phù hợp với lứa tuổi
- Hãy làm gương cho trẻ
- Dạy trẻ biết cách làm việc trước và hưởng thụ sau
- Biến công việc trở thành trò chơi
- Hình thành thói quen sống có trách nhiệm ngay từ sớm cho trẻ
- Dạy bé cách diễn đạt mọi điều theo hướng tích cực
- Tạo cơ hội để trẻ được đóng góp vào lợi ích chung
- Luôn để trẻ được tự làm những phần việc phù hợp
- Giữ thái độ bình tĩnh với trẻ
- Dành cho trẻ những lời khen ngợi
Giao cho bé những nhiệm vụ phù hợp với bản thân để rèn luyện kỹ năng đảm nhận trách nhiệm
2.29. Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học về làm việc nhóm
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng quan trọng và cần được rèn luyện ngay từ sớm cho trẻ. Kỹ năng làm việc nhóm chính là khả năng tổ chức, phối hợp, phân công công việc, hỗ trợ hiệu quả để cả nhóm cùng thực hiện tốt một hay nhiều nhiệm vụ chung được giao. Việc rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp, giúp giải quyết vấn đề nhanh hơn, tăng năng suất công việc, thúc đẩy sự sáng tạo cũng như khả năng đưa ra quyết định đúng đắn. Ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ những điều sau nhằm rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho bé:
- Chỉ dạy bé cách đặt ra mục tiêu chung
- Dạy bé khả năng lắng nghe
- Dạy bé cách phân chia nhiệm vụ rõ ràng hiệu quả
- Dạy bé tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết, sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
- Cho bé hiểu trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ khi được phân công
- Có những ghi nhận và khen thưởng một cách công bằng
- Dạy bé cách phát hiện xung đột và xử lý kịp thời
>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng toàn cầu cho trẻ ngay từ bây giờ
2.30. Kỹ năng quản lý tài chính
Dạy con về kỹ năng quản lý tài chính là cách giáo dục hiện đại và thông minh mà ba mẹ nào cũng nên triển khai sớm. Việc này sẽ giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền, từ đó có ý thức hơn về tiết kiệm cũng như tránh chi tiêu hoang phí về sau. Để dạy bé quản lý tài chính, ba mẹ có thể áp dụng những phương pháp sau:
- Dạy trẻ cách xác định rõ nhu cầu của bản thân
- Dạy trẻ cách tự “kiếm tiền” một cách chân chính
- Không trả tiền cho con với các công việc nhà
- Dạy trẻ cách để dành tiền tiết kiệm và phân loại các hạng mục tiết kiệm
3. VAS - Hệ thống trường quốc tế TPHCM đi đầu trong giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
Bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức học thuật và trau dồi khả năng ngoại ngữ qua các hoạt động học tập và vui chơi, hệ thống trường Quốc tế VAS còn chú trọng rèn luyện kỹ năng sống cùng những đức tính tốt cho trẻ thông qua những hoạt động thiết thực như nấu ăn, trại hè, dã ngoại,...
Ngoài ra, VAS còn thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo như “Gia đình – Chiếc nôi nhân cách” với chủ đề “GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO CON” nhằm tạo sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huynh, đảm bảo quá trình xây dựng nền tảng cơ sở vững chắc trong sự phát triển của trẻ.
Cụ thể, VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể đa dạng nhằm nâng cao thể lực và rèn luyện khả năng làm việc nhóm cũng như kỹ năng sinh tồn cho trẻ. Những hoạt động ngoại khóa bổ ích được VAS thiết kế dành cho mọi lứa tuổi với nội dung đa dạng, từ học thuật, văn chương, thể thao, hội họa, điện ảnh, âm nhạc đến các chương trình vì cộng đồng. Một trong những chương trình nổi bật của trường là:
- VAS Olympics - Hội thao được tổ chức thường niên với nhiều môn thi đấu như bóng đá, bóng rổ, điền kinh, đánh cờ, bơi lội,...
- VAS's Got Talent - Sân chơi để trẻ tự tin tỏa sáng với tài năng nghệ thuật như nhảy, biểu diễn nhạc cụ, kịch nói, ảo thuật, hát,...
- VAS Painting Contest - Cuộc thi vẽ với các chủ đề thay đổi hàng năm, tạo cơ hội để các họa sĩ nhí phát triển niềm đam mê về hội họa và truyền tải ý tưởng cùng thông điệp sâu sắc với cộng đồng qua những tác phẩm nghệ thuật.
Thông qua những hoạt động này, học sinh không chỉ được bồi dưỡng năng khiếu về thể thao và nghệ thuật mà còn nâng cao kỹ năng mềm của mình, từ đó giúp trẻ nhận ra giá trị của bản thân.
Ngoài ra, trường còn tổ chức các cuộc dã ngoại trải nghiệm thú vị như 3 ngày 2 đêm tại Đà Lạt, Hồ Cốc, Bến Tre, Cần Thơ,... Những chuyến đi này không chỉ giúp trẻ nâng cao thể lực và khả năng làm việc nhóm, mà còn tích lũy vốn sống và mở rộng thế giới quan cho các bé.
Ngoài ra, VAS còn tổ chức các hoạt động trải nghiệm đầy màu sắc tại thành phố tuyết Snow town, Tiniworld, Kizciti, thành phố hướng nghiệp Vietopia, Đầm Sen,... Những hoạt động này giúp khai mở suy nghĩ mới mẻ cho trẻ, gieo mầm sự yêu thích học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.
Hơn nữa, trường tổ chức các chương trình Trại hè như trải nghiệm làm nông dân tại Nông trại vui vẻ Happy Farm thường xuyên, nhằm giúp các bé phát triển kỹ năng vận động, nông nghiệp, làm việc nhóm và sự khéo léo.
VAS cũng không ngừng củng cố kiến thức giảng dạy kỹ năng sống cho đội ngũ giáo viên thông qua những lớp bồi dưỡng và chia sẻ kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp giáo viên của VAS có thêm kiến thức nhằm giúp học sinh quản lý cảm xúc, khám phá bản thân và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất.
VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại cho bé được trải nghiệm những điều mới lạ
Trên đây là top 30 phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cùng như một vài thông tin về chương trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tại Trường Quốc Tế Việt Úc (VAS). Ngoài ra, VAS cũng đã cung cấp thêm các hướng dẫn giúp ba mẹ rèn luyện kỹ năng sống cho con ngay tại nhà, giúp con ghi nhớ và thực hành tốt hơn. Điều quan trọng nhất trong quá trình nuôi dạy trẻ chính là sự hợp tác giữa gia đình và nhà trường để đảm bảo phát triển toàn diện cho con trong tương lai. Do đó, ba mẹ dù bận đến đâu cũng hãy cố gắng dành thời gian rèn luyện những kỹ năng sống quan trọng kể trên cho bé tại nhà nhé.
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về hệ thống giáo dục và cơ sở vật chất tại VAS, Quý phụ huynh có thể tham khảo tại website: www.vas.edu.vn hoặc liên hệ qua số điện thoại: 0911267755.
>> Xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho trẻ