main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 7 Bí kíp "vàng" cho kỹ năng thuyết trình hiệu quả

7 Bí kíp "vàng" cho kỹ năng thuyết trình hiệu quả

1. Kỹ năng thuyết trình là gì?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng biểu đạt ý tưởng, suy nghĩ hoặc kiến thức một cách rõ ràng và thú vị trước một nhóm người. Đối với học sinh, việc này không chỉ đơn thuần là nói trước lớp mà còn bao gồm việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ, giọng điệu, hình ảnh, video hoặc các phương tiện trực quan khác để làm cho thông điệp của mình trở nên hấp dẫn và dễ hiểu.

2. Kỹ năng thuyết trình hiệu quả mang lại lợi ích gì?

Kỹ năng thuyết trình hiệu quả không chỉ đơn giản là truyền tải thông tin, mà người thuyết trình còn phải biết cách sắp xếp nội dung một cách logic và hấp dẫn, thu hút người nghe. Vì vậy, trong quá trình rèn luyện kỹ năng này, học sinh sẽ có cơ hội:

  • Học cách thu thập và sắp xếp thông tin hấp dẫn, lôi cuốn
  • Phát huy khả năng sáng tạo nội dung và khả năng tương tác với người xung quanh
  • Tự tin hơn khi chia sẻ, truyền tải ý tưởng của mình
  • Cải thiện kỹ năng giao tiếp


Rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

Đặc biệt, những trẻ được trang bị kỹ năng thuyết trình hiệu quả ngay từ nhỏ còn có những tác động tích cực đến cuộc sống sau này của các em như:

  • Gây ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng, có nhiều cơ hội việc làm
  • Dễ dàng kết nối, tạo ấn tượng tốt với đồng nghiệp, đối tác, phát triển sự nghiệp
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân
  • Trở thành người có sức ảnh hưởng và sức hút trong tập thể hoặc cộng đồng

3. 7 bí kíp cho kỹ năng thuyết trình hiệu quả

3.1. Tập trung vào trọng tâm - Thông tin người nghe cần biết

Khi bắt tay vào thu thập thông tin để chuẩn bị cho bài thuyết trình, các bạn nên đặt ra những câu hỏi như:

  • Thuyết trình cho ai?
  • Chủ đề của bạn là gì?
  • Họ có thực sự cần lắng nghe chủ đề này hay không?

Những câu hỏi này sẽ giúp bạn khai thác thông tin đúng trọng tâm hơn để xây dựng một bài thuyết trình thu hút, vì khi thuyết trình là bạn đang trình bày một vấn đề mà người nghe thực sự quan tâm chứ không phải về vấn đề mà bạn thích. 

Tránh trường hợp thuyết trình lan man, không đúng trọng tâm người nghe đang mong muốn sẽ dễ dẫn đến tình trạng nhàm chán và người nghe không muốn tương tác với người đang diễn thuyết. Vì vậy, bạn hãy khéo léo lựa chọn chủ đề phù hợp và lồng ghép thành những câu chuyện để dẫn dắt người nghe tốt hơn hoặc tạo một điều ấn tượng để giúp khắc họa nội dung mà bạn đang hướng đến. 

Ví dụ như Bill Gates từng mở 1 lọ đầy muỗi trong một buổi thuyết trình kêu gọi đầu tư loại trừ bệnh sốt rét tại TED Talk 2009, điều này đã gây sốc và ấn tượng với khán giả lúc bấy giờ. 


Thuyết trình những thông tin cần thiết mà người nghe đang hướng đến

3.2. Tối giản thông tin bằng chữ

Có một nguyên tắc thuyết trình được gọi là “Quy Tắc Ba”, nghĩa là những điều bạn chuẩn bị thuyết trình, chỉ nên gói gọn trong 3 ý chính. Vì theo các nghiên cứu có từ thời Aristotle, những gì khán giả có thể ghi nhớ được trong một buổi thuyết trình chỉ có vài nội dung chính. Do đó, bạn hãy chắt lọc những ý tưởng hay nhất, cốt lõi nhất để xây dựng bài thuyết trình nhé.

3.3. Ứng dụng các quy tắc cho slides bài thuyết trình

Một nguyên tắc thuyết trình khá nổi tiếng đến từ nhà sáng tạo Guy Kawasaki của hãng Apple là quy tắc 10 - 20 - 30, trong đó:

  • Bài thuyết trình không nên quá 10 slide
  • Bài thuyết trình không nên dài quá 20 phút
  • Bài thuyết trình không dùng font chữ size 30 trở lên

Bên cạnh quy tắc này, còn có một quy tắc khác cũng khá phổ biến đó là 20 - 20. Với quy tắc này, các bạn có 20 slide được trình bày với thời lượng tối đa cho mỗi slide là 20 giây. Quy tắc này giúp bạn thu hút người nghe hơn, bởi thời lượng trình bày ngắn khiến người nghe không cảm thấy nhàm chán. 

Ngoài các quy tắc trên, khi các bạn cần thêm thời gian để suy nghĩ cho các câu hỏi hoặc mở tài liệu… các bạn có thể thêm vào các câu đệm như: “Cảm ơn câu hỏi của bạn, đó là một câu hỏi hay”, “Câu hỏi của bạn rất hay”... Với những câu khen ngợi này, bạn đã tận dụng được thêm thời gian cho bản thân có sự chuẩn bị tốt hơn.  

3.4. Biết cách tương tác với người nghe

Để một bài thuyết trình thành công, các bạn không thể bỏ qua “bí quyết” quan trọng này, đó chính là sự tương tác với người nghe. Sự tương tác sẽ giúp bạn truyền tải thông điệp dễ dàng hơn, đồng thời khắc họa được nội dung cốt lõi để người nghe ghi nhớ lâu hơn. 

Hãy để mọi người có cơ hội tương tác với bạn bằng cách động viên, khuyến khích họ chia sẻ ý kiến, kinh nghiệm thông qua những câu hỏi đáp từ phía bạn. Hãy để bài thuyết trình trở thành một buổi thảo luận sôi nổi thay vì để khán giả nghe thụ động.

3.5. Đảm bảo bản trình chiếu dễ nhìn, thu hút

Nếu bài thuyết trình của bạn có trình chiếu slide, hãy đảm bảo rằng font chữ trên slide không nhỏ hơn 28pt để người ngồi cuối phòng cũng có thể đọc được. Trong trường hợp bạn phải giảm kích thước font chữ dưới 28pt, điều này đồng nghĩa slide của bạn đã quá nhiều chữ. Lúc này bạn nên điều chỉnh nội dung sao cho ngắn gọn, súc tích nhất có thể. 


Slide trình chiếu nên ít chữ, khán giả sẽ tập trung lắng nghe nội dung hơn

Hơn nữa, bạn nên tránh sử dụng các font chữ có chân hay còn gọi là font chữ serifs như Times New Roman, vì chúng rất khó đọc và dễ gây mỏi mắt cho người xem từ khoảng cách xa. Bạn cũng nên tránh tình trạng sử dụng nhiều font chữ trong 01 bài thuyết trình, cần thống nhất 1 font xuyên suốt để tạo cảm giác mạch lạc. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng 02 font với 1 font thống nhất cho tiêu đề và 1 font thống nhất cho nội dung.

3.6. Mỉm cười và giao tiếp bằng mắt với người nghe

“Eyes Contact” là thuật ngữ thường được sử dụng trong kỹ năng thuyết trình hiệu quả, thuật ngữ này có nghĩa là “giao tiếp bằng mắt”. Trong một buổi thuyết trình, sự tương tác bằng ánh mắt và nụ cười sẽ giúp bạn xây dựng thiện cảm với người nghe, giúp bài diễn thuyết được diễn ra trơn tru và thu hút hơn. 

Nụ cười và ánh mắt chính là 02 chiếc chìa khóa giúp đưa đề tài của bạn đến gần hơn với người nghe. Đồng thời, nó cũng giúp bạn bớt lo lắng và tự tin hơn khi nói trước đám đông với những gương mặt xa lạ. 
3.7. Tập luyện giọng điệu và ngôn ngữ hình thể
Tự thực hành trước gương vào trước buổi thuyết trình sẽ giúp bạn tập luyện giọng nói, điều chỉnh tốc độ và ngôn ngữ hình thể của mình. Hãy tập nhấn nhá vừa phải ở những câu nói, cụm từ tiêu điểm, nói chậm rãi và sử dụng ngôn ngữ hình thể phù hợp sẽ giúp bài thuyết trình của bạn lôi cuốn và tự nhiên hơn rất nhiều.


Ngôn ngữ hình thể giúp người nói tự tin và thu hút hơn trước đám đông

4. VAS thúc đẩy kỹ năng thuyết trình hiệu quả cho học sinh qua những hoạt động nào?

Với phương châm giúp mỗi học sinh khi theo học tại hệ thống trường Quốc tế Việt Úc - VAS đều có khả năng trở thành những công dân toàn cầu trong tương lai. VAS đã sớm đưa kỹ năng thuyết trình hiệu quả vào hướng dẫn cho trẻ ngay từ khi các bé còn ở bậc mầm non. Đối với mầm non, VAS hướng dẫn các em làm thế nào để tự tin hơn, biết cách làm chủ sân khấu thông qua các cuộc thi kịch nghệ, biểu diễn tài năng từ cấp lớn cho đến cấp trường. 

Hàng năm, VAS tổ chức rất nhiều các cuộc thi để không chỉ học sinh mầm non mà cả những cấp còn lại đều có cơ hội rèn luyện kỹ năng thuyết trình như:

  • VAS Speaking Contest: giúp học sinh phát triển khả năng hùng biện tiếng Anh.
  • VASers vì cộng đồng: thuyết trình những ý tưởng sáng tạo để bảo vệ môi sinh và xã hội.
  • VAS Talks: giao lưu với diễn giả nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm, phát triển tư duy.


VAS thường xuyên tổ chức các cuộc thi giúp rèn luyện kỹ năng thuyết trình cho học sinh

Với vô vàn những cuộc thi giúp trẻ phát triển kỹ năng thuyết trình và tư duy, VAS còn giúp học sinh phát triển kỹ năng ngoại ngữ bằng cách xây dựng từ 20-36 tiết tiếng Anh/tuần tùy vào 01 trong 03 lộ trình mà các em đang theo học.

Ví dụ:

  • Lộ trình quốc tế toàn phần: 28 - 36 tiết/tuần
  • Lộ trình song ngữ: 22 - 25 tiết/tuần
  • Lộ trình tăng cường tiếng Anh: 19 - 20 tiết/tuần

Trên đây là những phương pháp giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng thuyết trình hiệu quả, tăng thêm sự tự tin và chuyên nghiệp trước đám đông để các em phát huy thật tốt kỹ năng này trong tương lai. 

Để tìm hiểu thêm về các lộ trình học và những phương pháp giảng dạy đang được áp dụng tại VAS, quý phụ huynh có thể truy cập trực tiếp tại: www.vas.edu.vn hoặc hotline 0911267755 để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý
22/11/2024

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý phức tạp, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, gia đình và bạn bè. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý sẽ giúp phụ huynh kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây của VAS sẽ cùng bạn khám phá chi tiết những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra và cách giải quyết cũng như phòng ngừa khủng hoảng về vấn đề tâm lý ở trẻ.

Sôi động các hoạt động ngoại khóa nội bộ tại cơ sở VAS Garden Hills
19/11/2024

Sôi động các hoạt động ngoại khóa nội bộ tại cơ sở VAS Garden Hills

Các hoạt động trong chương trình Ngoại khóa nội bộ với giáo viên chương trình Cambridge khối Mầm non, Tiểu học và Trung học đã và đang diễn ra sôi nổi tại cơ sở VAS Garden Hills trong khung giờ 11:00 – 13:00.

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và những điều cần lưu ý
18/11/2024

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và những điều cần lưu ý

Việc giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm không chỉ giúp trẻ hiểu đúng về bản thân mà còn là công cụ quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ xâm hại và phát triển kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn gặp khó khăn khi đề cập đến chủ đề này với con mình. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của giáo dục về vấn đề giới tính cho trẻ mầm non, những lưu ý khi giáo dục, cùng các phương pháp hiệu quả để trẻ tiếp cận vấn đề này một cách tự nhiên và an toàn.

123