main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Định hướng nghề nghiệp là gì? 10 bước giúp định hư...

Định hướng nghề nghiệp là gì? 10 bước giúp định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân

1. Định hướng nghề nghiệp là gì?

1.1- Khái niệm

Định hướng nghề nghiệp là việc mỗi cá nhân tự đặt ra các lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân. Những lựa chọn này phải đảm bảo tính phù hợp với khả năng, sở thích, tính cách, điều kiện gia đình và những yếu tố liên quan khác (mức thu nhập, cơ hội việc làm). Nghề nghiệp còn là một hoạt động mang tính dài lâu và có khi sẽ theo một người đến cả đời, do đó, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, học sinh trung học cần biết cách định hướng nghề nghiệp để có kế hoạch chọn ngành, chọn trường phù hợp trong tương lai, rút ngắn thời gian lựa chọn công việc sau khi ra trường.

2. Lợi ích của việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai

2.1. Xác định hướng đi và mục tiêu nghề nghiệp cho bản thân

Có định hướng nghề nghiệp đúng đắn sẽ giúp học sinh lựa chọn ngành nghề phù hợp với sở thích, tính cách và khả năng của bản thân. Thúc đẩy niềm đam mê và không ngừng học hỏi trong công việc, từ đó gặt hái được nhiều thành công và khẳng định được giá trị bản thân trong tương lai.

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh - một trong những việc quan trọng hiện nay

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh - một trong những việc quan trọng hiện nay

2.2. Cải thiện chất lượng sống

Định hướng nghề nghiệp sớm còn giúp bạn có thêm nhiều thời gian để rèn luyện, học tập, nghiên cứu và trau dồi thêm kiến thức, kinh nghiệm cần thiết cho bản thân. Mở rộng cơ hội và rút ngắn con đường tìm kiếm việc làm sau khi ra trường. 

Có nghề nghiệp tốt, phù hợp với bản thân vừa giúp các bạn tự do tài chính mà cũng giúp cuộc sống ổn định hơn. Ngoài ra, việc chọn đúng ngành nghề sẽ giúp con đường thăng tiến của bạn rộng mở, có những thành tích đáng mong đợi, từ đó chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện.

2.3. Lao động năng suất và hiệu quả

Việc chọn đúng ngành nghề mơ ước chính là động lực giúp mỗi người không ngừng cố gắng để đạt được kết quả tốt nhất trong công việc, giúp tăng năng suất lao động. Ngược lại, nếu làm công việc không yêu thích và không có niềm đam mê thực sự sẽ khiến người lao động dễ nản và từ bỏ khi gặp phải khó khăn. Điều này không chỉ ảnh hướng đến doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến tình hình chung của thị trường lao động, trong đó có vấn nạn “thiếu/thừa lao động trong các ngành nghề”. 

Qua đó, có thể thấy việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng, bởi đó sẽ góp phần giúp tạo ra lực lượng lao động hiệu quả và gia tăng năng suất làm việc, góp phần thúc đẩy kinh tế cho doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung.

2.4. Tạo động lực tích cực trong công việc

Chọn đúng ngành nghề phù hợp sẽ khiến mỗi ngày đi làm của bạn là một niềm vui, lúc nào cũng trong trạng thái thoải mái, tràn đầy hứng thú đối với công việc. Chính nhờ nguồn năng lượng tích cực này mà bạn sẽ không ngừng sáng tạo và cống hiến.

3. Vai trò của việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân

3.1. Giúp nguồn lực được phân bổ tốt

Một trong những vai trò to lớn của việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh là giúp nguồn lực lao động trong xã hội được phân bổ đồng đều ở các ngành nghề hơn, tránh được tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” làm mất cân đối lực lượng lao động.

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh giúp nguồn lực được phân bổ tốt

Định hướng nghề nghiệp cho học sinh giúp nguồn lực được phân bổ tốt

3.2. Giúp phát triển kinh tế đất nước

Khi nguồn lực trong xã hội được phân bổ đều trong các lĩnh vực khác nhau, sẽ thúc đẩy các ngành nghề phát triển nhanh chóng tạo năng suất cho xã hội. Đồng thời, quốc gia có các ngành nghề phát triển sẽ đưa nền kinh tế toàn đất nước đi lên.

4. 10 bước giúp định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho bản thân trong tương lai

4.1. Xác định sở thích và sở trường của bản thân

Lựa chọn nghề nghiệp là quyết định quan trọng vì nghề nghiệp có thể sẽ theo bạn cả đời, do đó các bạn cần xem xét kỹ lưỡng cho vấn đề này. Đầu tiên, để có định hướng tốt, bạn cần xác định được mong muốn của bản thân:

- Bạn có thế mạnh gì?

- Sở thích của bạn như thế nào?

- Thiên hướng của bạn là gì?

- Bạn mong muốn có được điều gì trong tương lai?

Lắng nghe mong muốn của bản thân sẽ giúp bạn chọn đúng ngành, đúng nghề, tránh được trường hợp chạy theo xu hướng số đông. Vì hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp do lựa chọn ngành nghề theo xu hướng lên đến 80%, là một con số rất đáng báo động.  

4.2. Tham khảo ý kiến gia đình hoặc người có kinh nghiệm

Trong trường hợp bạn chưa xác định được khả năng của bản thân, chưa biết định hướng nghề nghiệp như thế nào, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến từ gia đình hoặc những người có kinh nghiệm. Vì họ đã từng trải qua giai đoạn của bạn trong hiện tại, họ sẽ biết cách hướng dẫn cho bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp. Ngoài ra, gia đình và nhà trường là nơi giáo dưỡng bạn nhiều nhất nên phần nào ba mẹ và thầy cô sẽ hiểu tính cách, sở trường, sở đoản của bạn. Từ đó, họ sẽ có những lời khuyên thực sự quý giá và hữu ích để giúp bạn lựa chọn nghề nghiệp cho tương lai.

Tham khảo ý kiến giáo viên về vấn đề hướng nghiệp

Tham khảo ý kiến giáo viên về vấn đề hướng nghiệp

4.3. Cân nhắc trước khi đưa ra lựa chọn

Đam mê một lĩnh vực hay ước mơ nghề nghiệp tương lai đều là việc tốt, nhưng mỗi ngành nghề đều có tính chất và đặc thù khác nhau. Ví dụ: sẽ có những ngành đòi hỏi sức khỏe, ngoại hình, kỹ năng giao tiếp tốt… Do đó, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ khi định hướng nghề nghiệp. Nếu bản thân chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn của ngành nghề mong muốn thì bạn vẫn có thời gian để học tập, trau dồi thêm cho bản thân.

Cách tốt nhất là bạn nên dành thời gian để liệt kê những nghề nghiệp mà bản thân mong muốn hoặc cảm thấy phù hợp. Sau đó, hãy liệt kê những đặc trưng và yêu cầu của từng nghề để so sánh với những kỹ năng, tính cách mà bản thân đang có. Thông qua đó, bạn sẽ biết bản thân mình phù hợp nhất với ngành nghề nào và cần phát triển thêm những yếu tố gì cho bản thân.

4.5. Vượt qua những thách thức từ gia đình hoặc xã hội

Mặc dù xã hội ngày càng phát triển, con người tiếp xúc với công nghệ thông tin và truyền thông nhiều hơn trước đây. Nhưng vẫn tồn tại trong một số gia đình những định kiến, quan điểm chưa phù hợp về việc định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho con cái. Hiện vẫn còn các gia đình ép con nên theo nghiệp truyền thống của ông bà để lại hoặc lựa chọn ngành nghề theo mong muốn của ba mẹ, thậm chí là khuyên trẻ nên chọn những nghề đang “hot” để có thu nhập cao nhưng lại không quan tâm đến vấn đề con mình có phù hợp hay có đam mê với nghề đó hay không. 

Vì vậy, khi lựa chọn ngành nghề, các bạn cần có chính kiến, không phụ thuộc quá nhiều vào gia đình hay những ý kiến từ bên ngoài. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm, nhưng đừng trao quyết định cuộc đời mình cho người khác, vì họ sẽ không thể sống thay cuộc sống của bạn hay làm thay công việc mà bạn đã lựa chọn.

4.6. Tìm hiểu các ngành nghề trong xã hội

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu các ngành nghề khác nhau trong xã hội để đa dạng sự lựa chọn cho bản thân. Vì có thể bạn đam mê một lĩnh vực và có tài năng ở lĩnh vực đó, nhưng 1 lĩnh vực thì chia ra rất nhiều ngách nhỏ khác nhau. Ví dụ: bạn có niềm đam mê tiếng Anh và giỏi ở môn học này, nhưng khi lựa chọn ngành nghề liên quan đến tiếng Anh thì lại chia ra nhiều dạng như: 

- Tiếng Anh biên/phiên dịch

- Tiếng Anh sư phạm

- Tiếng Anh văn phòng

- Tiếng Anh đối ngoại
- …

Tìm hiểu và trải nghiệm để chọn ngành nghề phù hợp nhất

Tìm hiểu và trải nghiệm để chọn ngành nghề phù hợp nhất

Với mỗi ngành trên sẽ đòi hỏi ứng viên có những kỹ năng tiếng Anh khác nhau và các chuyên môn nghiệp vụ cũng không giống nhau. 

Do đó, bạn cần tìm hiểu nhiều ngành nghề liên quan để có thêm nhiều lựa chọn, nếu không thể đáp ứng được tiêu chuẩn của công việc này thì sẽ ứng tuyển được ở những công việc khác phù hợp hơn.

4.7. Xác định điểm mạnh của bản thân

Đặt ra cho mình những câu hỏi liên quan đến bản thân và nghiêm túc trả lời để tìm điểm mạnh hay sở trường của bản thân:

- Bạn thích điều gì?

- Bạn làm tốt nhất nhiệm vụ nào?

- Đôi khi công việc bạn mong muốn lại chưa hẳn là công việc mà bạn có thể làm tốt nhất. Nhưng ngược lại, khi bạn có khả năng làm tốt nhất một công việc thì lâu dần theo thời gian bạn sẽ yêu thích công việc đó và dành nhiều thời gian để tìm hiểu, trau dồi cho bản thân. Chính vì vậy, những câu hỏi trên nhằm khai thác điểm mạnh mà bạn đang sở hữu để giúp bạn định hướng nghề nghiệp trong tương lai tốt hơn.

4.8. Liệt kê các yếu tố liên quan đến nghề nghiệp

Sau khi đã xác định được sở trường của bản thân, bạn cần tự mình tìm hiểu thêm những yếu tố mà bản thân mong muốn trong công việc như:

- Bạn thích làm việc trong môi trường năng động không?

- Bạn thích công việc được giao tiếp thường xuyên không?

- Bạn thích làm việc một mình hay làm việc nhóm?

- Bạn thích công việc được dịch chuyển nhiều hay ngồi ở văn phòng?

- …

Những câu hỏi xoay quanh nghề nghiệp mong muốn sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc định hướng. Từ những yếu tố này, bạn sẽ biết rõ về những kỹ năng mà bản thân đang có và những điều chưa thực sự tốt, cần dành thời gian để rèn luyện nhiều hơn.

4.9. Phát triển các kỹ năng mềm quan trọng

Sau khi xác định được ngành nghề tương lai và các kỹ năng chuyên môn cần có cho ngành nghề đó, các bạn cũng cần phát triển thêm các kỹ năng mềm vì kiến thức chuyên môn chiếm 30% nhưng 70% còn lại sẽ phụ thuộc vào kỹ năng mềm bạn đã học hỏi và tích lũy. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký tham gia các khóa học kỹ năng mềm hoặc tham gia vào các câu lạc bộ của trường để học các kỹ năng mềm cần thiết như: kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng thích nghi, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm…

4.10. Khám phá và trải nghiệm

Để có những khám phá và trải nghiệm cho bản thân, các bạn có thể tìm công việc làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường để tích lũy thêm kinh nghiệm. Không nhất thiết phải chọn công việc liên quan đến ngành nghề mà bạn đang chọn lựa, bạn có thể chọn những công việc có tính va chạm với xã hội để có cái nhìn đa dạng về ngành nghề hơn. Hơn nữa, khi trải nghiệm những công việc và vị trí khác nhau sẽ giúp bạn có trải nghiệm về nghề nghiệp cũng như khám phá bản thân rõ hơn để kịp thời có những sự điều chỉnh tốt nhất cho định hướng tương lai.

Khuyến khích học sinh trải nghiệm qua cách ngành nghề để có lựa chọn phù hợp

Khuyến khích học sinh trải nghiệm qua cách ngành nghề để có lựa chọn phù hợp

5. Những lưu ý khi định hướng nghề nghiệp trong tương lai

5.1. Quyết định ở chính bạn

Mỗi người đều có đam mê, sở thích và khả năng khác nhau, việc chọn nghề nghiệp phù hợp không chỉ giúp bản thân thấy hài lòng mà còn mang lại sự thành công và hạnh phúc trong công việc. Nhưng khi chưa xác định được mong muốn nghề nghiệp của bản thân, việc tham khảo ý kiến từ người có kinh nghiệm không có gì là sai nhưng bạn nên biết rằng, những kinh nghiệm từ sự chia sẻ chỉ là ý kiến để tham khảo, giúp bạn có cái nhìn đa chiều hơn về nghề nghiệp.

Quyết định cuối cùng vẫn là dựa trên sự tự tin và khả năng của bạn, không nên để những áp lực bên ngoài ảnh hưởng đến quyết định của bản thân. 

5.2. Không theo số đông 

Các bạn học sinh hiện nay thường có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp theo trào lưu, nghĩa là chọn ngành đang hot trong thời điểm hiện tại mà chưa tìm hiểu kỹ về năng lực bản thân cũng như niềm đam mê đối với công việc đó. Ngoài ra, khi chọn nghề nghiệp bạn cần cân nhắc về mặt tài chính gia đình để có thể theo đuổi nghề dài lâu và đáp ứng nhu cầu xã hội. 

Ví dụ: ngành công nghệ thông tin, kinh doanh, F&B… là những ngành nghề khá hot trong thời đại hiện nay, nhưng bản thân bạn là người đam mê nghệ thuật hội họa sẽ rất khó để bạn ép bản thân chạy theo xu hướng. 

Mặt khác, khi chọn ngành không phù hợp rất dễ khiến bạn bị “gãy gánh giữa đường’ bởi không có sự đam mê nên khi vừa gặp khó khăn đã khiến bạn dễ nản và muốn rút lui.

6. Trắc nghiệm tính cách bản thân giúp bạn định hướng nghề nghiệp dễ dàng

Hiện nay, có rất nhiều bài trắc nghiệm tính cách online có thể giúp bạn tìm câu trả lời cho câu hỏi: tính cách bạn như thế nào và công việc nào sẽ phù hợp với bạn. Dưới đây là một số bài trắc nghiệm phổ biến được nhiều bạn trẻ thực hiện để hỗ trợ cho quá trình định hướng nghề nghiệp trong tương lai:

- Trắc nghiệm tính cách MBTI: đây là bài kiểm tra tính cách rất nổi tiếng được sử dụng trên toàn cầu trong việc lựa chọn nghề nghiệp. Trong MBTI, tính cách con người được chia thành 16 nhóm, tùy vào từng tính cách mà bài kiểm tra sẽ đưa cho bạn cái nhìn toàn diện về bản thân cũng như ngành nghề phù hợp, thậm chí là những lời khuyên trong cuộc sống.

- Trắc nghiệm nghề nghiệp Career Quiz Good & Co: thông qua câu hỏi và câu trả lời của bạn để xác định điểm mạnh, điểm yếu, tính cách, kiến thức của bạn sẽ phù hợp với loại công việc nào.

- Trắc nghiệm The Creative Type: bạn thuộc loại sáng tạo nào trong 08 loại sáng tạo “Nghệ sĩ - Người sâu sắc - Ngập tràn ý tưởng - Người kiến tạo - Người thực tế - Kẻ mộng mơ - Người cải tiến - Người nhìn xa trông rộng.

Trắc nghiệm tính cách để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp

Trắc nghiệm tính cách để giúp học sinh định hướng nghề nghiệp phù hợp

- Trắc nghiệm Career Explorer by Sokanu: bài kiểm tra chia làm 3 phần sẽ giúp bạn định hình nghề nghiệp tương lai trong số hơn 5,000 ngành nghề có sẵn trên hệ thống 

- Trắc nghiệm Holland: bài trắc nghiệm giúp bạn tìm ra tính cách và môi trường làm việc phù hợp với bạn. 

- Trắc nghiệm Buzz Quiz: bài kiểm tra giúp bạn trắc nghiệm tính cách bản thân phù hợp với nhóm động vật nào nhất, ví dụ nếu bạn có tính cách của loài mèo là sự tò mò, nhạy cảm, quan tâm, linh hoạt, thông minh thì bạn sẽ là người lắng nghe, có trách nhiệm. Từ đó, bạn sẽ được đề xuất một số nhóm ngành nghề phù hợp với tính cách ấy. 

- Trắc nghiệm DISC: giúp bạn xác định trong 04 nhóm tích cách “Tự tin - cạnh tranh - có xu hướng dẫn đầu - thẳng thắn” thì nhóm nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất để  giúp bạn định hướng nghề nghiệp tương lai phù hợp.

7. Trường quốc tế Việt Úc (VAS) và phương pháp định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho học sinh

- Tổ chức hội thảo, giao lưu và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

Hiểu rõ vai trò của định hướng nghề nghiệp trong tương lai quan trọng đối với học sinh, VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, hội thảo nhằm giao lưu và giúp học sinh tìm hiểu về các ngành nghề, lĩnh vực để xây dựng kế hoạch học tập phù hợp cho niềm đam mê của các em.  

Bên cạnh đó, trường còn thường xuyên có những bài khảo sát tính cách nghề nghiệp dành cho các bạn học sinh Trung học để giúp các em hiểu rõ bản thân và có những buổi chia sẻ với các chuyên gia tư vấn hướng nghiệp. 

Các buổi tọa đàm du học và tìm hiểu về các trường Đại học cũng được diễn ra thường xuyên. Khi các em định hướng và chọn được trường yêu thích, VAS sẽ hỗ trợ tối đa để mỗi em đều có điều kiện học tập và thành công trong tương lai.

VAS thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tư vấn hướng nghiệp, du học

VAS thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo tư vấn hướng nghiệp, du học

- Ngoài ra, VAS còn có Trung tâm tư vấn chọn ngành học và hướng nghiệp (UPCCC) tại 06 cơ sở hiện tại. Trung tâm này hỗ trợ định hướng nghề nghiệp cho học sinh, đáp ứng được mong mỏi và lo lắng của nhiều phụ huynh đang có con trong độ tuổi trung học. Khi các em bước vào giai đoạn lớp 8 - 12 sẽ được hỗ trợ các dịch vụ như:

+ Tư vấn hướng nghiệp cá nhân: tư vấn chuyên sâu và cá nhân cho từng học sinh, giúp các em xác định mục tiêu nghề nghiệp phù hợp thông qua sở thích và năng lực.

+ UPCCC có sẵn các công cụ tổng hợp phân tích dữ liệu để giúp học sinh xác định: chương trình học - ngành nghề - trường ĐH phù hợp để từ đó có một cơ sở định hướng nghề nghiệp.

+ Hướng dẫn, hỗ trợ hoàn thiện hồ sơ và các thủ tục để học sinh nhập học ở các trường ĐH trong và ngoài nước.

- Trang bị kiến thức vững chắc cho học sinh

Từ lớp 9 - lớp 12, học sinh trung học được trang bị kiến thức do VAS thiết kế theo chương trình Đại cương Quốc tế Cambridge - IGCSE nhằm tạo điều kiện cho các em học trong môi trường có tính thử thách, nâng cao khả năng thích ứng trước mọi hoàn cảnh, giúp các em trở thành những công dân toàn cầu, sẵn sàng bước vào thị trường việc làm khắt khe hiện nay.

Tại VAS, học sinh được trang bị những kiến thức gắn liền với cuộc sống, thông qua các môn học như: công nghệ thông tin, thế giới số, khoa học máy tính, kinh doanh, kinh tế, viễn cảnh toàn cầu… Đặc biệt, trong năm học này, VAS còn bổ sung thêm các môn học năng khiếu như:

+ Mĩ thuật và thiết kế trong lộ trình CAPI (lớp 9) với các kiến thức về dựng hình 2D hoặc 3D.

+ Tâm lý học trong lộ trình CAPI (lớp 11) trang bị cho học sinh các định nghĩa cơ bản và phương pháp nghiên cứu trong môn tâm lý học.

+ Tư duy thiết kế: giúp học sinh rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo và áp dụng những kiến thức học được cho cuộc sống.

>>> Xem thêm: Chi tiết về mức học phí trường song ngữ quốc tế Việt Úc - VAS

Trải nghiệm các môn học thú vị tại VAS giúp học sinh khám phá niềm đam mê của bản thân

Trải nghiệm các môn học thú vị tại VAS giúp học sinh khám phá niềm đam mê của bản thân

Hơn nữa, VAS cũng được biết đến là ngôi trường song ngữ có thời lượng tiếng Anh nhiều nhất dành cho học sinh. Điều này đủ để thấy VAS luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được trang bị tất tần tật những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này.

Có thể thấy, môi trường giáo dục tại VAS không chỉ là cung cấp kiến thức mà còn giúp học sinh khám phá năng lực bản thân để có định hướng nghề nghiệp đúng đắn và phù hợp. 

Để tìm hiểu chi tiết về môi trường giáo dục cũng như các hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại VAS, Quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.

>>Xem thêm: Danh sách 10 trường quốc tế tại Sài Gòn tốt nhất nên cho con theo học

Bài viết liên quan

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý
22/11/2024

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị khủng hoảng tâm lý

Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển tâm sinh lý phức tạp, dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài như môi trường học tập, gia đình và bạn bè. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của khủng hoảng tâm lý sẽ giúp phụ huynh kịp thời có biện pháp hỗ trợ, giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển toàn diện. Bài viết dưới đây của VAS sẽ cùng bạn khám phá chi tiết những dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân gây ra và cách giải quyết cũng như phòng ngừa khủng hoảng về vấn đề tâm lý ở trẻ.

Sôi động các hoạt động ngoại khóa nội bộ tại cơ sở VAS Garden Hills
19/11/2024

Sôi động các hoạt động ngoại khóa nội bộ tại cơ sở VAS Garden Hills

Các hoạt động trong chương trình Ngoại khóa nội bộ với giáo viên chương trình Cambridge khối Mầm non, Tiểu học và Trung học đã và đang diễn ra sôi nổi tại cơ sở VAS Garden Hills trong khung giờ 11:00 – 13:00.

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và những điều cần lưu ý
18/11/2024

Giáo dục giới tính cho trẻ mầm non và những điều cần lưu ý

Việc giáo dục giới tính cho trẻ từ sớm không chỉ giúp trẻ hiểu đúng về bản thân mà còn là công cụ quan trọng để bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ xâm hại và phát triển kỹ năng xã hội. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh vẫn gặp khó khăn khi đề cập đến chủ đề này với con mình. Trong bài viết sau, chúng ta sẽ tìm hiểu tầm quan trọng của giáo dục về vấn đề giới tính cho trẻ mầm non, những lưu ý khi giáo dục, cùng các phương pháp hiệu quả để trẻ tiếp cận vấn đề này một cách tự nhiên và an toàn.

123