Khám phá phương pháp học tập chủ động tại trường trung học quốc tế VAS
Phương pháp học tập chủ động đang ngày càng được nhiều tổ chức áp dụng
I - Phương pháp học tập chủ động là gì?
1. Khái niệm phương pháp học tập chủ động
Học chủ động (Active Learning) là phương pháp hình thành nên tư duy của học sinh mà trong đó chính bản thân mỗi em sẽ làm chủ việc tạo dựng khung kiến thức và sự hiểu biết của mình thông qua những hoạt động trong lớp thay vì nghe giảng và ghi chép một chiều những kiến thức được giáo viên truyền đạt.
Theo đó, học sinh sẽ không chỉ hình thành nền tảng kiến thức qua cách thu nạp những lời giảng của giáo viên mà còn phải chuyển hoá thành những “kiến thức riêng" của mình thông qua việc tương tác với bạn bè, giáo viên, thực hành,... để kiểm chứng những gì đã học. Việc học sinh chủ động trao đổi và làm việc cùng nhau sẽ giúp kích hoạt kiến thức nền, chất vấn kiến thức có sẵn và so sánh/ đối chiếu lại kiến thức được nghe từ thầy, cô. Thông qua những hoạt động đó, mỗi em sẽ rút ra cho mình những hiểu biết riêng mang giá trị. Do đó, với phương pháp học tập chủ động, các hoạt động nhóm có tính tương tác cao thường được ưa chuộng nhằm kiến tạo nên kiến thức riêng cho mỗi em học sinh cũng như tạo sự tự tin và khả năng tư duy/ giải quyết vấn đề hiệu quả.
2. Ưu điểm của phương pháp học tập chủ động
2.1. Vai trò của giáo viên được đề cao
Mặc dù phương pháp học chủ động lấy học sinh làm trung tâm nhưng vai trò của giáo viên lại càng được đề cao. Để giúp học sinh tự mình vận dụng tốt những kiến thức đã học thì người giáo viên cần có bản lĩnh, kiến thức và chuyên môn tốt để có thể dẫn dắt học sinh đi đúng hướng. Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần có sự chuyên tâm cập nhật kiến thức để có thể sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của học sinh. Bởi khi tham gia vào phương pháp học chủ động, học sinh sẽ không chỉ biết những kiến thức trong sách vở mà còn có thể liên hệ, mở rộng thêm nhiều vấn đề mới. Việc này chính là động lực để giáo viên nâng cao chuyên môn của bản thân.
Vai trò của giáo viên được đề cao trong phương pháp học chủ động
2.2. Rút ngắn sợi dây khoảng cách giữa giáo viên và học sinh
Một trong những ưu điểm của phương pháp học chủ động đó là tăng sự tương tác giữa thầy, cô giáo và học sinh. Bởi nếu theo phương pháp học truyền thống giáo viên sẽ giảng và học sinh sẽ ghi chép, tiếp cận kiến thức theo một chiều. Nhưng với phương pháp học chủ động, giáo viên cần phải tương tác với học sinh để trao đổi, bàn luận nhằm tìm ra phương pháp xử lý vấn đề. Bên cạnh đó, các em cũng sẽ năng động, tích cực hơn trong việc đặt câu hỏi để làm rõ những vấn đề chưa hiểu rõ của mình. Chính vì vậy mà mối quan hệ giữa thầy, cô giáo và học sinh trở nên thân thiết, gần gũi hơn.
2.3. Hình thành thái độ học tập tích cực
Khi tham gia vào phương pháp học tích cực, các em học sinh sẽ cảm thấy mình là trung tâm, mình được học, được tiếp nhận kiến thức chứ không phải bị ép buộc. Trong quá trình học, học sinh sẽ chủ động trong việc chia sẻ kiến thức, ý kiến của mình với giáo viên và các bạn. Do đó, học sinh sẽ cảm thấy luôn có tinh thần thoải mái, một thái độ học sẵn sàng đón nhận kiến thức một cách vui vẻ, tích cực vì được thể hiện bản thân mình. Với thái độ học tập như vậy sẽ giúp việc tiếp nhận kiến thức cũng như khả năng ghi nhớ cao hơn hẳn.
2.4. Tăng khả năng sáng tạo và sự tự tin
Việc chủ động học tập dường như giúp các em học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin hơn vì được thể hiện bản thân và được phát huy nhiều khả năng tiềm ẩn ở bên trong. Với việc chủ động tiếp nhận kiến thức trong giờ học sẽ giúp học sinh có thêm cơ hội để khám phá bản thân, hiểu rõ mình đang ở đâu, cần nên làm gì, từ đó kích thích khả năng sáng tạo, tính trách nhiệm với bản thân và tự tin hơn.
3. Phương pháp học chủ động phổ biến nhất hiện nay
3.1. Học qua thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm chính là quá trình bàn bạc và trao đổi ý kiến giữa các thành viên nhằm tìm hiểu, đánh giá, phân tích, xử lý vấn đề một cách cụ thể. Đây là cơ hội để các em học sinh nói lên quan điểm cũng như bảo vệ ý kiến cá nhân của mình. Để có thể chuẩn bị tốt việc thảo luận nhóm bắt buộc sinh sinh phải hiểu kiến thức, tìm kiếm thông tin và có suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần thảo luận. Dựa vào những kiến thức vừa nghiên cứu, học sinh sẽ cần kết nối nó với kinh nghiệm cá nhân để có thể đưa ra lý lẽ thuyết phục nhất. Phương pháp này sẽ mang đến khả năng ghi nhớ 50%.
3.2. Học qua trải nghiệm thực tế
Học thông qua quá trình tự suy ngẫm và đánh giá khi thực hành sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức đến 75%. Phương pháp này sẽ giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về nội dung vừa học, “nhúng" tay vào làm và việc gặp những vấn đề phát sinh sẽ giúp học sinh áp dụng những kiến thức đã học một cách hợp lý, tự nhiên. Đây sẽ là hình thức học chuyển hoá kiến thức học thuật khô khan, chung chung trở thành hiểu biết của mình. Điều quan trọng khi áo dụng phương pháp này là nhà trường cần tạo thêm nhiều tình huống thực tế và học sinh phải kiên trì, chấp nhận thất bại cũng như không ngừng học hỏi để tốt hơn.
Học thông qua trải nghiệm thực tế sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức đến 75%
3.3. Học qua việc dạy cho người khác
Trong mô hình kim tự tháp học tập, phương pháp giúp ghi nhớ lâu nhất chính là sau khi tiếp thu kiến thức, người học có thể giải thích nội dung đã học theo ngôn ngữ của mình cho người khác một cách dễ hiểu nhất. Việc này không chỉ giúp học sinh ôn lại kiến thức thêm một lần nữa mà còn giúp hiểu rõ tường tận vấn đề đã học. Giáo viên có thể áp dụng phương pháp này bằng cách sắp xếp các bạn học giỏi bên cạnh các bạn học lực còn kém để bạn giỏi vừa có thể dạy lại cho bạn yếu kém, vừa dễ dàng ôn lại kiến thức. Phương pháp này có khả năng ghi nhớ lên đến 90%.
II - Phương pháp học tập chủ động tại trường trung học quốc tế VAS
Trường trung học quốc tế VAS là một trong những trường học đưa phương pháp học chủ động vào hệ thống giảng dạy sớm nhất tại TP HCM. Theo đó, giáo án dạy sẽ được các thầy cô chuyên môn cao của VAS xây dựng theo hướng “tối ưu hoá". Nội dung học chắt lọc cùng phương pháp học chủ động giúp phát huy khả năng sáng tạo, tính tích cực, tư duy mới mẻ, chủ động của học sinh. Một vài điểm nổi bật trong việc áp dụng phương pháp học chủ động tại VAS là:
- Thiết kế tập ghi chép riêng
- Tổ chức nhiều tiết học tạo sản phẩm
- Thiết kế các tiết học ngoài trời
- Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp
Những điều này sẽ giúp các em học sinh hình thành loạt những kỹ năng hữu ích như suy luận logic, tính toán, phân tích, tổng hợp,... Bên cạnh chương trình giảng dạy tiến bộ, khoa học, sĩ số mỗi lớp của VAS còn thấp giúp cho giáo viên có thể tương tác mỗi em nhiều hơn, các em cũng có cơ hội chủ động tiếp cận kiến thức, nói lên suy nghĩ của mình về bài học. Bên cạnh đó, tại VAS tất cả lớp học đều được trang bị màn hình, máy chiếu và bảng thông minh/ bảng tương tác nhằm phục vụ cho phương pháp học tập chủ động. Ngoài ra, hệ thống phòng Công nghệ Thông tin với hệ thống máy tính hiện đại, đường truyền internet tốc độ cao tạo điều kiện để các em dễ dàng tiếp cận công nghệ một cách chủ động, thích thú. Hệ thống phòng thí nghiệm được kiểm định bởi CAIE cùng những thiết bị thí nghiệm được nhập khẩu từ Anh Quốc sẽ mang đến môi trường lý tưởng để các em học sinh thỏa sức khám phá, nghiên cứu và biến những ý tưởng, lý thuyết thành hiện thực.
Khám phá môi trường học tập chuẩn quốc tế tại VAS
Trong bài viết này, VAS đã cùng bạn thảo luận về cách phương pháp học tập chủ động có thể ảnh hưởng tích cực đến trải nghiệm học tập của các em như thế nào. Do đó, ngay từ bây giờ, ba mẹ hãy thay thế hình thức học truyền thống bằng phương pháp mới mẻ nhằm giúp các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất nhé. Nếu quý phụ huynh đang tìm kiếm một trung học quốc tế có áp dụng phương pháp học chủ động này cho con thì có thể tham khảo chương trình giảng dạy VAS. Để biết thêm thông tin chi tiết về các chương trình đào tạo cũng như cơ sở đào tạo, quý phụ huynh và các bạn học sinh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - 0911 26 77 55.
>>> Xem thêm: Học phí trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS) hiện nay là bao nhiêu?