main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon

Top 10 bí quyết dạy con không cần đòn roi

I. Vì sao trẻ mầm non thường không nghe lời người lớn?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ không vâng lời, tuy nhiên sẽ có một vài lý do phổ biến dưới đây giúp ba mẹ hiểu rõ vấn đề, có cái nhìn khách quan và tìm được hướng giải quyết một cách tích cực hơn:

Trẻ không hiểu những gì người lớn nói: phụ huynh thường giải thích các vấn đề một cách dài dòng với mong muốn cung cấp thêm thông tin cho trẻ. Nhưng thực tế, với sự phát triển chưa hoàn thiện của não bộ trẻ mầm non, trẻ chỉ tiếp thu được 50% những gì người lớn giải thích vì ở độ tuổi từ 3-5 tuổi trẻ vẫn không xử lý kịp lượng thông tin khổng lồ. Trong trường hợp này, trẻ thường chọn cách phớt lờ, vì vậy phụ huynh đừng vội kết luận rằng trẻ không vâng lời mà hãy chọn cách cố gắng giải thích mọi thứ đơn giản và ngắn gọn, đầy đủ giúp trẻ hiểu vấn đề.

Trẻ không nghe lời vì trẻ không muốn thực hiện yêu cầu của ba mẹ: ví dụ như lúc trẻ đang chơi ngoài công viên nhưng lại bị ba mẹ bắt về nhưng trẻ lại phớt lờ. Đó là biểu hiện trẻ không muốn thực hiện yêu cầu chứ không phải vì ương bướng. Thay vì la mắng hãy thấu hiểu cảm xúc của trẻ và nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bướng bỉnh?

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ bướng bỉnh?

Trong độ tuổi mầm non, tính độc lập đã dần được hình thành và thể hiện rõ nhất khi trẻ muốn tự mình làm mọi thứ, và tính quyết đoán ở trẻ chỉ thể hiện rõ nhất với những người mà trẻ tin tưởng. Bên cạnh đó, do còn nhỏ nên trẻ chưa hiểu được sự lo lắng của phụ huynh nên các bé thường thể hiện sự bốc đồng.

II. Top 11 cách dạy trẻ vâng lời mà không cần đòn roi

1. Hãy nói “nên” thay vì “không nên”

Rất nhiều phụ huynh thường dạy trẻ vâng lời bằng cách nói với các con không nên làm hành động nào đó, ví dụ như: không được qua đường 1 mình, không được đụng tay vào thức ăn,...

Đối với những kiểu thông tin “không nên”, não bộ của trẻ phải tập trung xử lý 2 vế “không nên” và “làm gì đó”. Trong khi ba mẹ chỉ cần đổi cách nói trở thành những lời khuyên “con nên…” thì lúc này trẻ chỉ cần tập trung đến việc cần làm, điều này giúp trẻ dễ dàng tiếp thu hơn và không có cảm giác gượng ép phải làm việc gì đó. Bên cạnh đó, khi yêu cầu trẻ thực hiện hành động, phụ huynh nên giải thích lý do vì sao con phải làm như vậy, việc này giúp thuyết phục trẻ hơn là việc chỉ yêu cầu suông.

2. Ba mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn trẻ

Ngoài cách nói “con nên” thực hiện hành động, ba mẹ có thể giáo dục trẻ bằng cách đưa ra gợi ý cho con, ví dụ như: chơi xong rồi thì mình sẽ cần làm gì tiếp theo đây ta?. Lúc này, trẻ sẽ ý thức được là mình cần phải dọn dẹp đồ chơi cho gọn gàng. Với phương pháp này trẻ sẽ cảm thấy mình được tự do quyết định hơn và được người lớn tin tưởng. Do đó, trẻ sẽ chủ động làm theo mong muốn của ba mẹ.

3. Học cách thấu hiểu trẻ

Trẻ con cũng sẽ có lúc nóng giận, do đó ba mẹ cần học cách thấu hiểu cảm xúc của trẻ để có biện pháp giúp trẻ ổn định tâm lý vào những lúc đó thay vì la trẻ hay cố dạy trẻ tiếp thu một điều mới. Ba mẹ có thể đưa trẻ đến nơi yên tĩnh hơn, trò chuyện nhẹ nhàng, giúp các con bình tĩnh lại để trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

4. Động viên và khen ngợi trẻ khi cần thiết

Tính cách trẻ phần nhiều được hình thành dựa trên môi trường, thái độ và cách cư xử của người lớn. Việc thường xuyên động viên và khuyến khích các hành vi tích cực của trẻ sẽ là động lực để giúp trẻ cố gắng nhiều hơn.

5. Không ép buộc trẻ

Việc gán ghép trẻ phải làm điều gì đó, sẽ khiến trẻ có xu hướng nổi loạn và không chịu vâng lời. Bởi từ 2 tuổi trở lên, trẻ đã dần hình thành tính tự lập và muốn tự do thực hiện những điều mình muốn. Do đó, phụ huynh không nên thúc ép trẻ mà hãy uyển chuyển gợi ý cũng như khuyến khích trẻ thực hiện những điều mà phụ huynh mong muốn hoặc đưa ra nhiều lựa chọn để trẻ được tự do quyết định, khi đó việc giáo dục trẻ sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều.

6. Tạo môi trường ấm áp hạnh phúc

Môi trường giáo dục gia đình chính là cái nôi giúp trẻ phát triển nhân cách. Một môi trường ấm áp hạnh phúc với các thành viên ứng xử đúng mực, không tranh cãi trước mặt trẻ hay có những lời nói thiếu lịch sự chính là yếu tố giúp trẻ trở thành một đứa bé ngoan và một công dân tốt sau này.

Tạo môi trường ấm áp hạnh phúc trong chính ngôi nhà cho trẻ

Tạo môi trường ấm áp hạnh phúc trong chính ngôi nhà cho trẻ

7. Kết nối với trẻ hàng ngày

Ba mẹ nên hạn chế sử dụng điện thoại hoặc máy tính trong lúc trò chuyện với trẻ. Hãy tạm thời bỏ qua công nghệ để lắng nghe và trò chuyện với các con như một người bạn của bé. Điều này sẽ giúp trẻ có cảm giác gần gũi, dễ chia sẻ và các con sẽ trở nên hợp tác với ba mẹ nhiều hơn.

8. Cho trẻ thấy hệ quả khi làm sai

Bên cạnh việc động viên, khuyến khích trẻ, phụ huynh cũng nên trò chuyện với trẻ về những quy tắc và hình phạt một cách rõ ràng. Ví dụ: không dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong, không ăn uống đúng thời gian,... sẽ có những hình phạt như thế nào và vì sao lại áp dụng hình thức đó. Phương pháp này sẽ dạy trẻ hiểu rằng khi con làm điều gì đó sai trái sẽ phải nhận một kết quả tương ứng.

Tuy nhiên, khi áp dụng hình thức này, phụ huynh nên lưu ý tính cách của trẻ vì sẽ có những hình phạt hiệu quả với nhóm trẻ này nhưng không hiệu quả ở nhóm trẻ khác. Cân nhắc và lựa chọn hình thức răn đe phù hợp sẽ giúp trẻ vâng lời ba mẹ hơn.

9. Luôn giữ lời hứa với trẻ

Trẻ mầm non thường có xu hướng bắt chước hành vi ứng xử của người lớn, vì vậy khi phụ huynh hứa với trẻ điều gì hãy cố gắng thực hiện lời hứa. Nếu không thể thực hiện được, cũng nên giải thích với trẻ lý do và xin lỗi trẻ, thể hiện sự tôn trọng các con. Vì nếu bạn phớt lờ điều này vì nghĩ trẻ chưa đủ nhận thức nhưng thực tế trẻ sẽ ghi nhớ và bắt chước theo. Hãy để trẻ trở thành tấm gương phản chiếu những điều tích cực và tốt đẹp của người lớn.

10. Khuyến khích trẻ sáng tạo trong lúc chơi

Chơi đùa cùng trẻ và khuyến khích trẻ sáng tạo trong lúc chơi là cách nhanh chóng để ba mẹ trở thành người bạn thân thiết của các con. Trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ mọi thứ cho ba mẹ, thông qua việc chơi đùa cùng nhau còn giúp gắn kết tình cảm gia đình, ba mẹ thấu hiểu trẻ nhiều hơn cũng như phát hiện được những tài năng thiên bẩm của bé để giúp bé phát triển.

Khuyến khích trẻ vui chơi sáng tạo và hạn chế can thiệp vào các cuộc vui của trẻ

Khuyến khích trẻ vui chơi sáng tạo và hạn chế can thiệp vào các cuộc vui của trẻ

11. Không bảo bọc trẻ quá mức

Dạy trẻ đương đầu với những khó khăn là điều cần thiết trong thế giới đầy biến động như hiện nay. Dù trẻ còn nhỏ nhưng tính tự lập là một kỹ năng mềm mà phụ huynh nên hướng dẫn cho trẻ thay vì bảo bọc con quá mức. Ví dụ: khi trẻ vấp ngã và khóc, thay vì nhanh chóng đỡ bé, ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tự đứng lên để con không mang tâm lý dựa dẫm. Đây được xem là phương pháp dạy trẻ đúng cách và được các ông bố bà mẹ ở các nước phương Tây áp dụng.

III. Cách dạy trẻ mầm non ở các trường quốc tế như thế nào?

Ở các trường quốc tế như VAS, giáo dục mầm non luôn lấy tình yêu thương làm điều kiện tiên quyết để trẻ yêu thích việc đến trường. Bởi những ngày đầu đến lớp, tâm lý trẻ còn sợ hãi nên thường khóc đòi bố mẹ, vì vậy để xoa dịu tâm lý trẻ, VAS luôn cố gắng xây dựng môi trường gần gũi, thân thiện và an toàn cho các bé nhanh chóng hòa nhập. Song song, VAS còn tạo điều kiện tốt nhất để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất như:

- Lớp học có sĩ số từ 18-25 học sinh/lớp với không gian xây dựng gần gũi và có 2-3 giáo viên chủ nhiệm lẫn bảo mẫu theo dõi tâm sinh lý của trẻ mỗi ngày.

- Giáo viên luôn tôn trọng sự đa dạng của mỗi trẻ, tạo điều kiện cho từng trẻ có thể bộc lộ cá tính riêng để nhận biết khả năng bản thân, giúp trẻ phát triển lộ trình riêng dựa theo sở thích.
Lớp học được bày trí phù hợp cho từng độ tuổi mầm non với nhiều dụng cụ học tập đa dạng, phong phú,... bé thỏa thích vui chơi, khám phá.

- Sân chơi rộng rãi, thoáng mát, nhiều cây xanh, giúp trẻ thoải mái phát triển thể chất và an toàn.

- Phương pháp giảng dạy trực quan, trẻ được kích thích khả năng nghe, nhìn, tương tác và sáng tạo. Trẻ đóng vai trò trung tâm, chú động và trải nghiệm trong việc học tập.

Với 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục từ bậc Mầm non đến THPT, đội ngũ giáo viên VAS tâm lý, gần gũi, có trách nhiệm giúp trẻ luôn cảm thấy được yêu thương và quan tâm, tạo niềm tin cho bé hứng thú trong mọi hoạt động tại trường.

Ngoài ra, sự kết hợp giữa chương trình song ngữ quốc tế với chương trình giáo dục quốc gia (MOET) và chương trình Tiền tiểu học của Anh Quốc (Early Years Foundation Stage), trẻ mầm non tại VAS sẽ được chú trọng phát triển 4 nền tảng quan trọng như:

- Phát triển ngôn ngữ: Trẻ làm quen với các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc và tiền viết ở cả hai ngôn ngữ Việt – Anh thông qua các hoạt động vui học như kể chuyện, kịch nghệ, các trò chơi tương tác. VAS hiện là trường có thời lượng giảng dạy tiếng Anh học thuật nhiều nhất so với các trường dạy cùng chương trình song ngữ quốc tế tại TP. HCM. Trẻ Mầm non được học 10 - 20 tiết tiếng Anh mỗi tuần tùy độ tuổi với giáo viên bản xứ nhằm kích thích tối đa tốc độ phản xạ với ngôn ngữ và luyện ngữ âm tự nhiên.

- Phát triển tư duy: Trẻ được tiếp xúc sớm với các khái niệm về Toán, Khoa học, Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT). Các bài học tại VAS được thiết kế dưới hình thức trò chơi, các thí nghiệm khoa học, tương tác với các thiết bị điện tử… để khơi gợi sự hứng thú, kích thích trí tò mò và tập trung vào sự phát triển tư duy của trẻ.

Cơ sở vật chất hiện đại tại VAS đáp ứng nhu cầu phát triển năng khiếu cho trẻ mầm non

Cơ sở vật chất hiện đại tại VAS đáp ứng nhu cầu phát triển năng khiếu cho trẻ mầm non

- Phát triển năng khiếu và thể chất: VAS đảm bảo trẻ luôn dành thời gian rèn luyện thể chất mỗi ngày qua hoạt động tập thể dục buổi sáng, các trò chơi vận động với dụng cụ, các tiết học bơi, đạp xe, kéo co… để tăng sức bền, kích thích sự phát triển chiều cao và sự dẻo dai, cứng cáp. Bên cạnh đó, VAS thường xuyên tổ chức các hoạt động trau dồi năng khiếu về hội họa, âm nhạc và các cuộc thi phong phú hằng năm để trẻ cọ xát và phát triển tiềm năng như Cuộc thi Đánh vần Tiếng Anh “Spelling Bee”, Tìm kiếm tài năng nghệ thuật “VAS’s Got Talent”, hội thao “VAS Olympics”…

- Phát triển kỹ năng sống: Từ cấp Mầm non tại VAS, trẻ đã được rèn luyện những kỹ năng cơ bản trong cách ứng xử, chăm sóc bản thân, tự vệ, quản lý cảm xúc và kỹ năng giao tiếp… để hình thành phẩm chất và xây dựng tính tự lập, tự chủ trong sinh hoạt và học tập.

Qua những thông tin trên, hi vọng ba mẹ đã tìm hiểu thêm về 11 cách giáo dục mầm non giúp trẻ biết vâng lời. Ngoài ra, để tìm hiểu thêm về trường Quốc tế Việt Úc - VAS, Quý phụ huynh có thể liên hệ tại: www.vas.edu.vn - ☎ 0911 26 77 55

Xem thêm:

Tìm hiểu về chương trình giáo dục mầm non tại VAS

Những điều ba mẹ cần biết về trường quốc tế việt úc quận bình thạnh

Bài viết liên quan

7 Cách định hướng nghề nghiệp cho con hiệu quả
29/10/2024

7 Cách định hướng nghề nghiệp cho con hiệu quả

Định hướng nghề nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà phụ huynh cần thực hiện để giúp con cái phát triển tiềm năng và xác định rõ mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, việc hướng nghiệp không phải là điều dễ dàng, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Phụ huynh cần phải nắm bắt sở thích, khả năng và khuyến khích con khám phá bản thân một cách tự nhiên nhất. Bài viết dưới đây, hãy cùng VAS tìm hiểu 7 cách định hướng về nghề nghiệp cho con hiệu quả, giúp các em tự tin lựa chọn con đường phù hợp và vững bước vào tương lai.

11 vấn đề thường gặp phải khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi
24/10/2024

11 vấn đề thường gặp phải khi dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi

Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi là một quá trình quan trọng, giúp trẻ hình thành các thói quen tốt và phát triển tư duy xã hội. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và giáo viên gặp phải những khó khăn trong quá trình này. Trẻ ở độ tuổi này thường gặp nhiều vấn đề trong việc tiếp thu và thực hành kỹ năng sống. Bài viết dưới đây, hãy cùng VAS tìm hiểu 11 vấn đề phổ biến mà trẻ 3 tuổi thường gặp phải và cách khắc phục hiệu quả.

Phương pháp giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non
21/10/2024

Phương pháp giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non

Phát triển thể chất cho trẻ mầm non là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong quá trình nuôi dạy và giáo dục trẻ. Đây là yếu tố quan trọng để giúp trẻ có được nền tảng sức khỏe vững chắc, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, cảm xúc và các kỹ năng xã hội của trẻ. Hãy cùng VAS tìm hiểu về những lợi ích cũng như các phương pháp phát triển thể chất cho trẻ qua bài viết dưới đây.

123