main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • 7 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em mà...

7 phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em mà bố mẹ nên biết

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em là một trong những điều cần thiết giúp trẻ phát triển toàn diện, tự tin và hòa nhập vào xã hội. Để con cái có thể diễn đạt ý kiến, cảm xúc một cách rõ ràng và hiệu quả, bố mẹ cần giúp đỡ và hướng dẫn các em ngay từ những năm đầu đời. Đặc biệt, trong môi trường hiện đại đầy thách thức và cạnh tranh, kỹ năng giao tiếp càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vậy, làm thế nào để dạy trẻ kỹ năng này một cách hiệu quả? Cùng VAS tìm hiểu rõ hơn thông qua 7 phương pháp hiệu quả trong bài viết sau.

1. Tại sao kỹ năng giao tiếp lại quan trọng đối với trẻ em?

1.1. Phát triển ngôn ngữ và khả năng biểu đạt

Ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, do đó việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em ngay từ nhỏ sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển của trẻ sau này như: biết cách nắm bắt thông tin và phát triển khả năng biểu đạt, sử dụng từ ngữ một cách lưu loát và khéo léo. Đặc biệt, những đứa trẻ lanh lợi, hoạt ngôn luôn chiếm được nhiều tình cảm của người lớn và dễ dàng thành công trong tương lai hơn.

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em thông qua các trò chơi

Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em thông qua các trò chơi

1.2. Xây dựng mối quan hệ xã hội

Những đứa trẻ có kỹ năng giao tiếp tốt thường có nhiều bạn bè hơn, điều này giúp các em nhanh chóng hòa nhập trong môi trường mới, tăng cường xây dựng các mối quan hệ xung quanh hay kết giao bạn bè. Khi lớn lên, kỹ năng giao tiếp còn giúp các em có thêm nhiều mối quan hệ bạn bè, đối tác… nhờ đó mà cuộc sống trở nên dễ dàng thành công hơn sau này.

1.3. Tăng cường tự tin trong giao tiếp

Sự hoạt ngôn thường đi kèm với sự tự tin, vì vậy, việc rèn luyện cho trẻ kỹ năng giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày hay nói chuyện trước đám đông sẽ giúp các em dần tháo dỡ được rào cản ngôn ngữ và sự tự ti trước đó.

>>> Xem thêm: 5 phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi mà ba mẹ nên áp dụng

2. Các giai đoạn phát triển kỹ năng giao tiếp ở trẻ

  • Giai đoạn chưa có sự chú ý: trẻ sơ sinh dễ bị kích thích bởi các âm thanh từ môi trường xung quanh như: giọng nói người thân, tiếng động vật, tiếng đồ vật và các âm thanh khác. Giai đoạn này trẻ thể hiện sự hiểu biết thông qua các phản ứng cơ thể và biểu đạt mong muốn bằng tiếng khóc.
  • Giai đoạn giao tiếp có ý thức: trẻ hiểu nhiều hơn về ngôn ngữ và sử dụng cử chỉ điệu bộ để giao tiếp hoặc bắt chước người lớn.
  • Giai đoạn nói từ đơn: trẻ hiểu các từ khóa trong bối cảnh quen thuộc, bắt đầu nói được nhiều từ đơn hơn để diễn đạt nhu cầu cá nhân.
  • Giai đoạn trẻ nói thành câu: trẻ sử dụng được từ đôi và giao tiếp bằng những câu ngắn với nhiều từ vựng đa dạng trong những tình huống khác nhau.

>>> Xem thêm: Khám phá top 15 kỹ năng sống quan trọng cho trẻ mầm non

3. Các phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em

3.1. Dành thời gian để trò chuyện với trẻ

Ba mẹ nên dành thời gian để thường xuyên trò chuyện với các bé, đây là cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em đơn giản nhưng rất hiệu quả vì việc trò chuyện sẽ giúp kết nối với trẻ dễ dàng hơn. Đặc biệt trẻ sẽ hoạt ngôn và tư duy tốt hơn nếu được ba mẹ dành thời gian quan tâm và trả lời những câu hỏi ngây ngô của các con.

Việc trả lời câu hỏi của trẻ tưởng chừng là đơn giản nhưng đó là cách ba mẹ đang giúp các em hình thành tư duy liên kết, sự tưởng tượng phong phú vì các em được cung cấp nhiều thông tin từ người lớn.

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp

Ba mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện với trẻ để phát triển kỹ năng giao tiếp

3.2. Tạo môi trường giao tiếp lành mạnh cho trẻ

Để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em hiệu quả, điều kiện môi trường xung quanh cũng đóng vai trò rất quan trọng. Ngoài việc ở nhà làm gương chuẩn mực trong giao tiếp cho trẻ, phụ huynh cũng nên đưa các em vui chơi ở những nơi khác nhau để các em quan sát và khám phá những điều mới mẻ, nghe nhìn và tăng cường vốn từ vựng giao tiếp tốt hơn.

>>> Xem thêm: 5 tiêu chí chọn trường quốc tế giúp phát triển kỹ năng sống cho trẻ em

3.3. Khuyến khích trẻ đọc sách, kể chuyện

Khuyến khích trẻ kể chuyện cho ba mẹ nghe hoặc đọc sách cùng ba mẹ cũng là một phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp và trau dồi ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Nếu có thể hãy cùng trẻ diễn vở kịch nhỏ để tăng sự hào hứng cho các em.

Hình thành thói quen đọc sách ở trẻ sẽ giúp các em chuẩn bị tốt hơn cho kỹ năng nghe - nói - đọc - viết tiếng Việt khi vào lớp 1.

>>> Xem thêm: Ba mẹ cần chuẩn bị hành trang gì để bé tự tin bước vào lớp 1?

3.4. Khuyến khích trẻ bày tỏ quan điểm cá nhân

Một trong những cách dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em mầm non hiệu quả đó chính là kích thích khả năng nói, bày tỏ cảm xúc và quan điểm của trẻ. Trên thực tế, mỗi đứa trẻ có những tính cách khác nhau. Có trẻ rất sôi nổi, hoạt bát sẵn sàng chia sẻ mọi suy nghĩ, mong muốn, tuy nhiên có trẻ lại nhút nhát, tính tình hướng nội và không chủ động trong giao tiếp. Trong tình huống này cha mẹ cần dành thời gian để trò chuyện với trẻ nhiều hơn để kích thích trẻ nói chuyện, bày tỏ cảm xúc, quan điểm.

Cha mẹ hãy tìm những chủ đề trẻ yêu thích để đặt các câu hỏi hoặc kể các câu chuyện cho bé nghe. Sau đó hãy hỏi bé về câu chuyện vừa được nghe kể để tạo sự tương tác nhiều hơn với con. Khi cảm thấy được quan tâm, trẻ sẽ sẵn sàng chia sẻ và cởi mở hơn từ đó tạo sự tự tin khi giao tiếp.

3.5. Tạo điều kiện để trẻ tham gia làm việc nhóm

Các hoạt động nhóm là nơi để dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em tốt nhất vì các em cần giao lưu, làm quen và trao đổi cùng các bạn để tìm hiểu một vấn đề nào đó. Qua đó, các em cởi mở hơn và tự tin chia sẻ, phát biểu ý kiến và quan điểm của mình. Hơn nữa, quá trình làm việc nhóm còn giúp các em học thêm kỹ năng thuyết phục, đàm phán và giải quyết vấn đề. Do đó, làm việc nhóm là cách giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp một cách nhanh chóng.

Tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhóm

Tạo điều kiện cho trẻ tham gia làm việc nhóm

3.6. Cho bé tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời

Các hoạt động ngoài trời như: chơi thể thao, đi dạo công viên, tham gia các trò chơi tập thể ngoài trời… vừa giúp trẻ rèn luyện thể chất nhưng cũng vừa giúp tăng khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Bên cạnh đó, các hoạt động này còn là cơ hội để trẻ khám phá thế giới bên ngoài và những điều mới mẻ, bổ ích.

>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của hoạt động ngoại khóa cho sự phát triển toàn diện của trẻ

3.7. Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em thông qua các trò chơi

Các trò chơi đóng góp rất nhiều trong việc tạo môi trường cho trẻ phát triển tư duy lành mạnh, kích thích trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo của não bộ. Khi tiếp xúc với những trò chơi thông minh sẽ khiến trẻ trở nên mạnh dạn hơn và hòa nhập hơn với thế giới xung quanh. Một số các trò chơi kích thích trí thông minh của trẻ như: đồ chơi ghép hình ảnh, cờ vua, rút gỗ…

4. Phát triển toàn diện kỹ năng giao tiếp cho trẻ tại VAS

Trường quốc tế Việt Úc - VAS với 20 năm kinh nghiệm giảng dạy, sẽ giúp xây dựng nền tảng học thuật vững chắc cho trẻ nhỏ, không chỉ chú trọng đến việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em mà còn phát triển toàn diện ở các khía cạnh khác như: năng khiếu, thể chất, ngôn ngữ và kỹ năng.

  • Ngôn ngữ: mỗi tuần trẻ được học tiếng Anh từ 10 - 22 tiết, phát triển kỹ năng phản xạ tự nhiên và khả năng phát triển song ngữ trong giai đoạn mầm non. Ngoài ra, trẻ còn được học Toán và Khoa học bằng tiếng Anh để chuẩn bị cho bậc Tiểu học Cambridge.
  • Thể chất: nhiều hoạt động thể chất ngoài trời vào mỗi buổi sáng, các buổi thăm khám và chăm sóc sức khỏe định kỳ cho học sinh để đảm bảo mỗi trẻ đều có thể chất và tâm sinh lý được phát triển tự nhiên.
  • ICT: các em được làm quen với phần mềm máy tính cơ bản, học cách sử dụng bàn phím… tăng sự hiểu biết để tiếp xúc với nền kiến thức mới.
  • Kỹ năng sống: từ kỹ năng ứng xử, giao tiếp, tự lập cho đến kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình trước đám đông… đều được trẻ tiếp thu thông qua các trò chơi tương tác trong giờ học.
  • Năng khiếu: nhiều cuộc thi hấp dẫn để trẻ phô diễn tài năng và sự tự tin trước đám đông như English Speaking Contest, VAS Olympic, VAS’s Got Talent…

>>> Xem thêm: Cập nhật học phí mới nhất tại trường quốc tế Việt Úc VAS 2024

VAS luôn tạo điều kiện để trẻ tự tin thể hiện tài năng

VAS luôn tạo điều kiện để trẻ tự tin thể hiện tài năng

Bên cạnh những điều này, VAS còn tổ chức các buổi ngoại khóa sau giờ học trong các lĩnh vực như: nấu ăn, yoga, bóng rổ, bóng đá… để giúp trẻ vui chơi, vận động và nâng cao khả năng hiểu biết, rèn luyện năng khiếu vốn có.

Với những thông tin trên, hy vọng ba mẹ sẽ cập nhật thêm kiến thức hữu ích cũng như có thêm kinh nghiệm dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em. Ngoài ra, Quý phụ huynh mong muốn tìm hiểu về chương trình học tại trường mầm non quốc tế Việt Úc - VAS, có thể liên hệ số hotline 0911 26 77 55 hoặc website: www.vas.edu.vn để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ nhé!

Bài viết liên quan