main logo
icon
Messenger logo
phone calling icon
  • Home
  • Tin tức
  • Top 11 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non...

Top 11 cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non hiệu quả

Mầm non là giai đoạn vàng cho sự phát triển thể chất và ngôn ngữ ở trẻ. Ở các quốc gia phát triển, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non được đặt làm mục tiêu hàng đầu trong giáo dục. Vì sao cần quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ và phương pháp nào giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ? Hãy cùng VAS tìm hiểu qua những thông tin dưới đây nhé!

1. Thế nào là phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non?

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là phát triển khả năng trẻ nghe - nói - đọc - viết và vận dụng ngôn ngữ để giao tiếp trong cuộc sống. Đây là một trong những kỹ năng quan trọng đầu tiên mà trẻ cần phát triển trong giai đoạn đầu đời, vì ngôn ngữ chính là “chìa khóa” giúp trẻ truyền đạt ý tưởng, học hỏi và xây dựng các mối quan hệ xã hội sau này.

Đối với từng nhóm tuổi cụ thể mà ba mẹ sẽ có những phương pháp khác nhau để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách phù hợp.

2. Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em mầm non trong từng nhóm tuổi

Giai đoạn 0 - 12 tháng tuổi: đây được xem là giai đoạn tiền ngôn ngữ vì lúc này trẻ chưa thể phát âm tròn vành rõ chữ, chỉ có thể tiếp xúc và phản ứng lại với những âm thanh, cử chỉ đơn giản.

Giai đoạn 12 - 18 tháng tuổi: trẻ bắt đầu có thể nói những từ ngữ cơ bản và nhận biết được những từ ngữ đơn giản như: ba, mẹ…

Giai đoạn 18 - 24 tháng tuổi: trẻ phát âm được nhiều từ hơn và có thể nói được một câu ngắn để giao tiếp với người xung quanh.

Giai đoạn 2 - 3 tuổi: trẻ đã có thể sử dụng ngôn ngữ để chơi đùa, giao tiếp và kể chuyện.

Giai đoạn 3 - 5 tuổi: đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ mạnh nhất vì vốn từ vựng của trẻ lúc này đã nhiều hơn, trẻ có thể nói những câu dài và phức tạp hơn, thậm chí là miêu tả chi tiết một câu chuyện hoặc đồ vật cụ thể.

Giáo viên VAS giúp trẻ phát triển vốn từ vựng qua hình ảnh

Giáo viên VAS giúp trẻ phát triển vốn từ vựng qua hình ảnh

3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ em mầm non có quan trọng không?

Câu trả lời là: Có. việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non rất quan trọng vì những lợi ích mà trẻ nhận được như:

3.1. Khả năng ngôn ngữ của trẻ được cải thiện sớm

Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng giúp trẻ có thể bày tỏ, thể hiện ý kiến, trao đổi và giao tiếp với bạn bè/thầy cô trong quá trình học tập và vui chơi. Chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ sớm sẽ giúp trẻ có cơ hội rèn luyện khả năng nghe nói, phát âm, đặc biệt là tích lũy thêm nhiều vốn từ. Nhờ vậy mà khả năng ngôn ngữ của trẻ sẽ ngày càng được hoàn thiện.
Hơn nữa, việc đầu tư phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sớm có thể giúp cải thiện khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ của trẻ, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển trong tương lai. Đồng thời, việc phát triển ngôn ngữ còn giúp trẻ phát triển kỹ năng từ vựng và ngữ pháp. Trẻ sẽ nắm bắt được cách sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, diễn đạt ý kiến và tương tác xã hội tốt hơn. Điều này góp phần tạo nền tảng vững chắc cho khả năng học tập và giao tiếp của trẻ khi bước vào giai đoạn tiểu học sau này. Mặt khác, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sớm cũng giúp trẻ phát triển khả năng tư duy logic và sáng tạo. Trẻ sẽ tự tin trình bày ý kiến cũng như phát triển kỹ năng phản biện của bản thân.

3.2. Kích thích trẻ phát triển não bộ

Ở giai đoạn từ 2 đến 3 tuổi, trẻ thường đặt ra rất nhiều câu hỏi để khám phá thế giới xung quanh, những thắc mắc không ngừng của trẻ chính là cách não bộ đang hoạt động không ngừng nhằm chuyển từ tư duy sang ngôn ngữ để trẻ biểu đạt thành câu hỏi. Do đó, trong giai đoạn này, nếu được học một ngôn ngữ mới, trẻ sẽ tiếp thu rất nhanh và góp phần kích thích sự phát triển của não bộ.

Ngôn ngữ giúp trẻ mầm non mở rộng thế giới quan

Ngôn ngữ giúp trẻ mầm non mở rộng thế giới quan

Nhìn chung, phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non cũng chính là cách để ba mẹ mang thế giới đến gần với trẻ hơn, vì khi kỹ năng giao tiếp của trẻ được cải thiện, trẻ sẽ tăng cường nhận thức và phát triển tư duy nhiều hơn đối với sự vật, sự việc diễn ra xung quanh. Nhận thức đúng đắn về thế giới còn giúp trẻ có khả năng định hướng cuộc đời tốt hơn, góp phần quan trọng trong quá trình trưởng thành của trẻ sau này.

3.3. Hình thành và nuôi dưỡng giá trị đạo đức cho trẻ

Ngôn ngữ không chỉ là phương tiện giao tiếp mà ngôn ngữ còn đóng vai trò trong việc hình thành và nuôi dưỡng những giá trị đạo đức cho trẻ nhỏ. Từ những ngày còn bập bẹ, trẻ đã được học cách “dạ, thưa” và chào hỏi lễ phép với người lớn, tiếp đó là những câu “xin chào, cảm ơn và xin lỗi”... điều này đã giúp trẻ hình thành nền tảng đạo đức và các chuẩn mực hành vi văn hóa cơ bản. Trẻ được nuôi dưỡng, giáo dục trong môi trường đạo đức sẽ giúp các em trở thành con người hoàn thiện, tạo tiền đề cho sự thành công trong tương lai.

3.4. Phát triển năng khiếu nghệ thuật ở trẻ nhỏ

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ không chỉ có tác động đến khả năng giao tiếp và học tập, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển khả năng nghệ thuật của trẻ vì ngôn ngữ giúp trẻ thể hiện, diễn đạt cảm xúc và ý tưởng, thậm chí là khám phá và sáng tạo. Điều này được trẻ thể hiện rõ nhất thông qua các hoạt động nghệ thuật như: trẻ có thể tạo ra những bức tranh phản ánh cảnh đẹp của thiên nhiên, những con vật hay những cảnh vui chơi mà trẻ đã trải nghiệm. Trẻ cũng có thể sáng tạo ra những câu chuyện, vở kịch hay bài thơ dựa trên những từ ngữ và kiến thức mà trẻ đã học được. Ngoài ra, việc sớm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non sẽ giúp các bé có cảm thụ nghệ thuật tốt hơn những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

>>> Xem thêm: 8 hoạt động giúp phát triển thể chất cho trẻ mầm non một cách toàn diện nhất

4. Top những cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non

4.1. Dạy trẻ tập nghe và nói

Nghe, nói là hoạt động không thể thiếu trong quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Đối với trẻ mầm non, các em thường có hành vi bắt chước những gì mà mình nghe, thấy được. Tận dụng điều này, ba mẹ có thể mở các bộ phim hoạt hình, chương trình âm nhạc hay các chương trình giáo dục để dạy trẻ tập nói những từ đơn giản, cách biểu đạt suy nghĩ và mong muốn. Trong quá trình hướng dẫn trẻ học cách nghe, nói, ba mẹ nên đặt ra những câu hỏi gợi ý ở mức độ cơ bản đến phức tạp để kích thích trẻ tư duy và vận dụng ngôn ngữ để diễn tả suy nghĩ.

4.2. Cùng trẻ đọc sách

Đọc sách cho trẻ nghe là một trong những phương pháp đơn giản, ba mẹ có thể thực hiện lúc rảnh rỗi hoặc buổi tối trước khi ngủ sẽ rất hiệu quả. Thông qua việc lắng nghe chăm chú những câu chuyện, trẻ sẽ học thêm nhiều từ vựng mới, phát triển tư duy để hiểu được câu chuyện. Đồng thời, thông qua nội dung trong chuyện kể, trẻ sẽ học cách sử dụng câu từ phù hợp với ngữ cảnh. Điều này giúp khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển ở mức độ cao hơn, ba mẹ cũng có thể khuyến khích trẻ ghi nhớ và diễn đạt lại câu chuyện để giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và khả năng nắm bắt thông tin.

VAS khuyến khích trẻ mầm non xây dựng thói quen đọc sách hàng ngày

VAS khuyến khích trẻ mầm non xây dựng thói quen đọc sách hàng ngày

Hiện nay, một số trường quốc tế tại TPHCM, điển hình như VAS đã sớm xây dựng và đầu tư các thư viện hiện đại, đa dạng các đầu sách cho các em học sinh từ bậc mầm non đến THPT. Các trang thiết bị bên trong thư viện được nhập khẩu trực tiếp từ Anh Quốc nhằm khuyến khích trẻ xây dựng thói quen đọc sách ngay từ nhỏ. Các đầu sách tại VAS được cập nhật thường xuyên giúp học sinh thỏa thích khám phá các lĩnh vực khác nhau.

Đặc biệt, VAS còn thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa như tham quan nhà sách, ngày hội đọc sách hoặc các cuộc thi kể chuyện… để kích thích trẻ tham gia và duy trì thói quen đọc sách hàng ngày, góp phần củng cố và trang bị tri thức cho tương lai.

4.3. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động nghệ thuật

Cho trẻ thường xuyên tham gia các hoạt động nghệ thuật không chỉ giúp phụ huynh sớm phát hiện những tài năng thiên bẩm của trẻ mà còn là phương pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ rất thú vị.

Ba mẹ có thể bắt đầu bằng những bài hát thiếu nhi hoặc những bài thơ ngắn có vần điệu vui nhộn, bắt tai để giúp trẻ học thêm các từ mới. Ngoài ra, vẽ tranh, tô tượng, tô màu các chữ cái…cũng là cách giúp trẻ vừa nhận biết màu sắc, vừa tập đánh vần, ghép các từ cơ bản. Cho trẻ tham gia các câu lạc bộ kịch thiếu nhi sẽ giúp trẻ có sân chơi lành mạnh để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng như nhiều kỹ năng khác một cách sinh động.

Tại VAS, trường thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, sân chơi đầy thú vị để thu hút sự tham gia của trẻ như:

- Vẽ tranh theo chủ đề

- Rung chuông vàng mầm non

- VAS’s Got Talent

- Hùng biện tiếng Anh

 

Cuộc thi Tìm kiếm tài năng trẻ VAS 2023

Những hoạt động này không chỉ giúp trẻ phát triển giá trị bản thân mà còn giúp nhà trường tìm kiếm và bồi dưỡng kịp thời những “tài năng nhí” để phục vụ cho đất nước sau này.

4.4. Các trò chơi trau dồi vốn từ cho trẻ

Các trò chơi tương tác với người thân và bạn bè sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp tốt hơn. Đặc biệt các trò chơi hóa thân thành đồ vật hay các nhân vật trong truyện cổ tích, phim ảnh sẽ thu hút sự quan tâm của trẻ. Khuyến khích trẻ sáng tạo lời thoại cho nhân vật và chơi cùng trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy hào hứng và tăng khả năng tư duy hơn là để trẻ chơi một mình.

Thông qua các trò chơi, phụ huynh sẽ thấy trẻ lớn từng ngày và có sự phát triển ngôn ngữ rõ rệt. Khi chơi trò chơi cùng trẻ còn là cách để phụ huynh giúp bé luyện tập cách ứng xử, hướng dẫn trẻ những từ vựng mới cũng như điều chỉnh các hành vi chưa đúng trong đời sống hàng ngày. Từ đó, góp phần hình thành nhân cách tốt cho trẻ và xây dựng những chuẩn mực đạo đức cơ bản cho các em.

Ngoài hóa thân, diễn kịch, một số trò chơi phổ biến khác ba mẹ có thể áp dụng cho trẻ mầm non để giúp trẻ tăng vốn từ vựng như: sử dụng flashcard, ghép từ, đoán từ còn thiếu trong bài hát hoặc các trò chơi tương tự. Ba mẹ cũng nên sử dụng đa dạng vốn từ trong lúc chơi đùa cùng con để trẻ tăng vốn từ cho bản thân.

Ví dụ: khi mô tả hoạt động của đôi chân, ba mẹ có thể sử dụng đa dạng các động từ như: đi, đứng, chạy, nhảy, lò cò,... để trẻ thấy được sự tương ứng. Ngoài ra, có thể mô tả hoặc giải thích thêm cho trẻ hiểu sâu hơn về từ vựng và cách sử dụng chúng.

4.5. Sử dụng âm nhạc

Âm nhạc là sự kết hợp giữa ngôn ngữ và âm thanh, trẻ thường học từ đôi tai nhanh hơn vì thính giác của trẻ mầm non rất nhạy. Nếu một đứa trẻ được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống âm nhạc sẽ biết cách sử dụng ngôn ngữ thông minh hơn. Trong trường hợp gia đình bạn không có truyền thống âm nhạc, ba mẹ vẫn có thể mở các giai điệu vui nhộn, cả nhà cùng hát theo nhằm kích thích não bộ vùng ngôn ngữ và âm nhạc của trẻ phát triển. Các hoạt động như nhảy, vỗ tay theo nhịp còn giúp trẻ ghi nhớ sâu hơn lời bài hát và có sự tương tác mạnh mẽ với các thành viên trong gia đình.

Các trường mầm non quốc tế hiện nay rất chú trọng đến vấn đề giúp trẻ phát triển toàn diện, do đó nhiều phòng học chức năng được đầu tư xây dựng như: phòng ICT, phòng múa, phòng gym, khu thể thao… đặc biệt là phòng âm nhạc với hệ thống đàn piano nhập khẩu, hiện đại và cao cấp tạo điều kiện cho trẻ phát huy tối đa khả năng cảm thụ âm nhạc của mình và kích thích trẻ có thêm niềm vui đến trường mỗi ngày.

Giờ học âm nhạc của trẻ tại trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS)

Giờ học âm nhạc của trẻ tại trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS)

4.6. Dạy trẻ tập viết, tập vẽ

Khi vẽ, trẻ cần diễn đạt ý tưởng trong đầu thông qua hình ảnh. Điều này khuyến khích trẻ phải tìm hiểu và sử dụng các từ ngữ và cụm từ để diễn đạt ý của mình cho người khác hiểu. Việc này giúp trẻ mầm non rèn kỹ năng giao tiếp và mở rộng vốn từ vựng của mình. Ví dụ như việc chọn lọc ngôn từ để miêu tả: màu sắc, hình dạng, kích thước… giúp trẻ rèn kỹ năng mô tả và sự chính xác trong việc sử dụng ngôn ngữ.

Khi trẻ hoàn thành tác phẩm, ba mẹ có thể khuyến khích trẻ suy nghĩ kịch bản cho những bức tranh nhằm kích thích trẻ tư duy sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo ra một câu chuyện phù hợp. Đồng thời, chỉnh sửa những ngôn ngữ trẻ sử dụng chưa đúng và giải thích lý do tại sao sẽ giúp trẻ ghi nhớ từ vựng sâu sắc hơn.

4.7. Trò chuyện cùng trẻ với những điều đang diễn ra

“Mẹ tắm cho Bơ nha, gội đầu cho Bơ nè”, “Bố chơi tung bóng với Bơ nè, Bơ chụp bóng nào”, “Bơ ăn sáng nhé, Bơ uống sữa thôi”, “Mẹ đang làm việc đây, còn Bơ thì chơi với các em thú nhỏ nha”… Bố mẹ thường cho rằng, trẻ chưa biết nói thì việc “huyên thuyên” của mình là vô nghĩa. Tuy nhiên, sự thật là bạn nên trò chuyện cùng con về những sự việc đơn giản nhất (như ví dụ trên) ngay từ khi con mới sinh (thậm chí khi còn trong thai kỳ). Trẻ hiểu được điều bạn nói mặc dù không đáp trả bằng các câu hội thoại, bởi vì, sự phát triển ngôn ngữ của trẻ diễn ra không đồng đều giữa năng lực “hiểu tín hiệu” và năng lực diễn đạt vấn đề. Cho nên, khi bạn nói chuyện cùng trẻ cũng là lúc trẻ được cung cấp thêm “biểu tượng ngôn ngữ” về nội dung, ngữ điệu; kích thích trẻ đáp trả bằng nét mặt, các chuỗi âm thanh rời rạc, từ đó, tiến đến sự chín muồi về khả năng diễn đạt đúng chữ, tròn chữ.

>> Xem thêm: 10 kỹ năng xã hội quan trọng cần bồi dưỡng cho trẻ mầm non

4.8. Giao tiếp với trẻ bằng hai hay nhiều ngôn ngữ

Trong giai đoạn vàng - mầm non, phụ huynh có thể tận dụng để giúp trẻ phát triển thêm một ngôn ngữ mới ngoài tiếng Việt bằng nhiều cách. Trong đó, ngoài việc học ở các trường mầm non song ngữ, khi ở nhà, phụ huynh có thể giao tiếp bằng ngoại ngữ thứ 2 để rèn luyện khả năng phản xạ cho các bé.

Những lúc thay đồ, tắm cho trẻ hay vui chơi cùng con, ba mẹ có thể sử dụng các từ vựng đơn giản và lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ tập làm quen với ngôn ngữ mới. Ngoài ra, đưa trẻ đến các siêu thị, khu vui chơi, những trung tâm thành phố lớn… nơi có sự hội tụ của nhiều người nước ngoài cũng sẽ giúp trẻ phát triển và thích ứng với ngôn ngữ mới.

4.9. Cho trẻ học tập ngoài trời

Môi trường học tập đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì thế, ngoài không gian học tập trong gia đình và trường học, phụ huynh nên đưa con đến những nơi có môi trường trong lành, thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên như: sở thú, công viên hoặc các danh lam thắng cảnh. Điều này cho phép trẻ được tham gia vào các hoạt động tự do, quan sát thế giới xung quanh và phát triển toàn diện khả năng tiếp thu thông tin qua các giác quan như nghe, nhìn và chạm. Phụ huynh và giáo viên lúc này nên đóng vai trò là người đồng hành cùng trẻ, giảng dạy về từ vựng và giải đáp những thắc mắc của trẻ về thế giới xung quanh để giúp các em mở rộng vốn từ vựng và kiến thức mới.

4.10. Áp dụng các phương pháp học phù hợp với trẻ

Ngoài môi trường học, phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ mầm non cũng là yếu tố then chốt nên được các bậc phụ huynh cân nhắc khi chọn trường mầm non cho trẻ. Vì trường học là ngôi nhà thứ 2 mà trẻ gắn bó hơn 50% so với thời gian trẻ sinh hoạt tại nhà. Do đó, phụ huynh cần tìm hiểu kỹ các phương pháp giáo dục mà nhà trường đang giảng dạy cho cấp mầm non, liệu có phù hợp với trẻ hay không.

Hiện nay, phương pháp Montessori được áp dụng khá phổ biến ở nhiều trường vì nó chú trọng phát triển ngôn ngữ cho trẻ là chính với những bài học cụ thể như:

- Giúp trẻ nhận biết nguyên âm, phụ âm, âm ghép

- Đọc hiểu các từ và câu ngắn

- Viết theo mẫu hoặc trẻ tự sáng tạo

- Rèn kỹ năng đọc sách đúng cách

- Thành lập từ hoặc câu với bảng chữ cái

Chương trình EYFS “chơi mà học - học mà chơi” giúp trẻ phát triển toàn diện

Chương trình EYFS “chơi mà học - học mà chơi” giúp trẻ phát triển toàn diện

Ngoài phương pháp trên, còn có phương pháp EYFS đang được dạy tại hệ thống trường mầm non quốc tế Việt Úc (VAS). Đây là Chương trình Nền tảng tiền Tiểu học của Vương quốc Anh giúp trang bị 04 nhóm kỹ năng cần thiết cho trẻ để bước sang chương trình tiểu học Cambridge:

- Kỹ năng ngôn ngữ: trẻ được học cách nghe - nói - đọc - viết song ngữ Anh - Việt thông qua các hoạt động vui nhộn, không gây áp lực và gò bó trẻ.

- Phát triển tư duy: trẻ làm quen với toán. Khoa học, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) dưới hình thức các trò chơi thực nghiệm khoa học.

- Thể chất và năng khiếu: trẻ tham gia nhiều trò chơi vận động, các cuộc thi năng khiếu được diễn ra thường xuyên tại trường.

- Kỹ năng sống: trẻ được trang bị kỹ năng ứng xử, chăm sóc bản thân, tự vệ và nhiều kỹ năng sống quan trọng khác.

4.11. Trở thành hình mẫu ngôn ngữ cho trẻ nhỏ

Trẻ em thường học ngôn ngữ thông qua việc quan sát và mô phỏng người lớn xung quanh. Vì vậy, phụ huynh và giáo viên cần trở thành một hình mẫu tốt trong việc sử dụng ngôn ngữ đối với trẻ.

Đối với từng ngữ cảnh khi có mặt trẻ, ba mẹ cần sử dụng ngôn ngữ phù hợp với độ tuổi của trẻ, tốt nhất là nên sử dụng từ ngữ đơn giản và dễ hiểu, tránh sử dụng các thuật ngữ phức tạp mà trẻ chưa thể hiểu được. Đặc biệt là tránh văng tục vì điều này sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ. Ngược lại, ba mẹ nên sử dụng những từ ngữ tích cực như những lời khen, lời động viên dành cho trẻ để giúp trẻ tự tin hơn.

Trên đây là top 11 phương pháp giúp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non. Ngoài ra, nếu Quý phụ huynh quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về chương trình giáo dục mầm non taị VAS, vui lòng truy cập tại: www.vas.edu.vn hoặc hotline 0911 26 77 55

>>> Có thể bạn quan tâm

VAS định hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh

Top những phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi

Bài viết liên quan

Học sinh VAS giành 7 giải thưởng cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố
03/01/2025

Học sinh VAS giành 7 giải thưởng cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố

7 đội dự án học sinh VAS đã đạt thành tích  xuất sắc tại cuộc thi Khoa học Kỹ thuật cấp Thành phố, trong đó có 2 dự án được đề cử thi cấp Quốc gia.

Top 5 trường mầm non song ngữ Thủ Đức đáng học nhất hiện nay
03/01/2025

Top 5 trường mầm non song ngữ Thủ Đức đáng học nhất hiện nay

Việc lựa chọn trường mầm non song ngữ cho con luôn là một trong những quyết định quan trọng của nhiều bậc phụ huynh. Một ngôi trường chất lượng không chỉ mang đến môi trường học tập lý tưởng mà còn là bước đệm quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, tư duy và các kỹ năng xã hội. Nếu bạn đang tìm kiếm trường mầm non song ngữ uy tín tại Thủ Đức, bài viết dưới đây sẽ cung cấp danh sách Top 5 trường mầm non song ngữ Thủ Đức đáng học nhất hiện nay. Hãy cùng VAS tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Giải đáp thắc mắc khi chọn trường quốc tế Sài Gòn cho con
30/12/2024

Giải đáp thắc mắc khi chọn trường quốc tế Sài Gòn cho con

Chọn trường quốc tế Sài Gòn cho con là quyết định lớn ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Các trường quốc tế mang lại môi trường giáo dục tiên tiến và hỗ trợ phát triển tư duy toàn diện, kỹ năng mềm và khả năng hội nhập. Tuy nhiên, với nhiều lựa chọn, phụ huynh thường gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định. Hãy cùng VAS tìm hiểu xu hướng hiện nay, danh sách các trường quốc tế tốt nhất, và giải đáp những câu hỏi thường gặp để chọn được ngôi trường phù hợp nhất cho con yêu.

123